Mẹ&Con – Bạn bị chậm hoặc tắt kinh, ngực căng tức, buồn nôn… nhưng thử que mãi không thấy hai vạch? Đừng lo lắng quá, bạn nhé. Đây có thể chỉ là những dấu hiệu mang thai giả mà thôi Những điều cần biết về hiện tượng mang thai giả Tránh xa 8 tác nhân cản trở quá trình thụ thai Dấu hiệu sớm cho biết bạn có thai

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu mang thai giả thường xảy ra nhiều nhất với đối tượng là phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, mất con hay cả với những người phụ nữ quan hệ tình dục nhưng lo sợ có thai. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai giả, vì mối liên hệ giữa vỏ não, vùng dưỡi đồi não, hệ thống nội tiết tố và yếu tố tâm lý diễn ra khá phức tạp, khó lý giải.

Thế nhưng, các nhà tâm lý cho rằng dấu hiệu mang thai giả thường xuất hiện do có sự mâu thuẫn trong cảm xúc. Khao khát, ước ao có thai hay quá lo sợ chuyện có thai đều dễ tạo các cảm xúc lẫn lộn, làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố của cơ thể. Điều này lý giải tại sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có những dấu hiệu giống hệt như đang mang thai.

Bên cạnh đó, một số giả thuyết về cơ chế sinh học còn cho rằng, lo lắng, căng thẳng quá mức có thể khiến cơ thể tiết ra nội tiết tố tương tự khi mang thai với các dấu hiệu nhầm lẫn phổ biến đó là:

“Đèn đỏ” đến chậm

den-do 

Đừng lầm tưởng kinh nguyệt “trễ hẹn” là có thai. (Ảnh minh họa)

Mặc dù, trong thực tế, việc kinh nguyệt của bạn bị chậm trễ sau khi quan hệ là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã mang thai. Thế nhưng, không phải cứ chậm kinh là đã có em bé. Hiện tượng này có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:

– Căng thẳng, lo lắng quá mức khiến trứng rụng muộn hoặc không rụng.

– Rối loạn nội tiết do sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian dài hoặc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục.

– Thay đổi môi trường sống, chế độ ăn uống, kiêng khem thất thường… khiến kinh nguyệt chậm trễ.

– Làm việc quá sức hay luyện tập thể thao quá nhiều, tăng hay giảm cân đột ngột khiến nồng độ hormone nữ bị ảnh hưởng làm buồng trứng không hoạt động giống bình thường.

Buồn nôn

Buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu khiến nhiều bạn lầm tưởng là có thai sau khi quan hệ trước đó vài tuần. Thế nhưng, nếu que thử thai của bạn không lên hai vạch thì đây chỉ là dấu hiệu mang thai giả mà thôi. Lý do xảy ra hiện tượng có thể là:

– Do chứng đầy bụng hoặc do rối loạn tiêu hóa. Mà những điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là bạn quá áp lực tâm lý làm thói quen ăn uống bị tác động hoặc nội tiết nữ thay đổi thất thường dẫn đến hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo.

– Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý. Cụ thể là các loại bệnh lý: ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng gây nôn mửa, khó chịu.

Xuất hiện đốm máu nâu không do kinh nguyệt

thai-gia 

Xuất hiện đốm máu nâu không do kinh nguyệt chưa chắc là bạn đã có thai. (Ảnh minh họa)

Những đốm máu màu nâu xuất hiện đồng thời với việc bạn bị chậm đèn đỏ có khả năng là bạn đã mang thai. Tuy nhiên, đừng vội chắc chắn, bởi đốm máu này xuất hiện còn có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:

– Dùng thuốc tránh thai khiến các kích thích tố cũng như hormone bên trong cơ thể bị thay đổi tạo ra các đốm máu màu nâu. Hiện tượng này thường xuất hiện trong tháng đầu tiên sau khi bạn sử dụng thuốc tránh thai.

– Bạn bị viêm nhiễm. Những đốm máu nâu xuất hiện trong những ngày đèn đỏ kèm mùi khó chịu có thể là vùng kín của bạn đang bị viêm nhiễm vì quan hệ tình dục không an toàn.

Ngực căng tức

Một số thay đổi ở bầu ngực như sưng to, căng tức và đau nhức cũng dễ khiến nhiều chị em lầm tưởng là có thai. Thực tế, những thay đổi này ở bầu ngực cũng có thể chỉ là bạn sắp đến ngày kinh nguyệt mà thôi. Bên cạnh đó, sự căng thẳng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngực trương căng, đau tức.

Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu cho biết chị em đang mang thai, nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác. Bạn nên biết rằng, hiện tượng đi tiểu nhiều chỉ xảy ra khi thai nhi đã được 2 tháng tuổi chứ không xuất hiện ngay lập tức. Vì vậy, hãy xem kỹ lại việc bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường có phải là do bạn uống quá nhiều nước, dung nạp những thực phẩm chứa nhiều nước hay do nhiễm trùng đường tiết niệu không nhé.

Thèm ăn

Bạn nhận thấy mình đột nhiên nảy sinh cảm giác thèm ăn “mãnh liệt” với một món ăn nào đó. Cảm giác này có thể do bạn đang mang thai hoặc lời cảnh báo từ cơ thể khi đang thiếu những loại vitamin, chất dinh dưỡng nào đó từ món ăn này và cần bổ sung. Ví dụ, nếu bạn đang thèm bánh quy mặn, có thể là cơ thể của bạn đang thiếu hụt và cần bạn bổ sung các loại khoáng chất như canxi, magiê, kẽm và natri.

Tags:

Bài viết liên quan

uống thuốc trị mụn

Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không?

Mẹ và Con - Hiện nay trong lĩnh vực làm đẹp đã xuất hiện nhiều phương pháp trị mụn và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa sự tái phát của mụn. Trong đó, có nhiều chị em chọn cách uống thuốc trị mụn, tuy nhiên uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!