Mẹ và Con - Tiêm phòng trước khi mang thai mục đích là giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thế nhưng nhiều chị em chuẩn bị mang thai vẫn chưa thật sự hiểu vai trò của việc tiêm phòng cũng như cần phải tiêm những mũi nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Ngày nay để chuẩn bị có em bé, nhiều chị em đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc tiêm phòng trước khi mang thai. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ hết về các loại vắc xin cần tiêm cũng như thời điểm tiêm như thế nào, Tạp chí Mẹ và Con sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này qua bài viết sau. Cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp chủ động, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Trên thực tế, nhiều chị em vẫn chưa thật sự hiểu hết tầm quan trọng của việc tiêm phòng và bỏ qua bước này.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch tự nhiên sẽ suy giảm dẫn đến cơ thể dễ bị tấn công hơn bởi những bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với thai nhi.

Thực hiện tiêm phòng sẽ giúp mẹ giảm thiểu rủi ro cho cả bản thân và bé nếu không may gặp phải các bệnh nguy hiểm này.

Ngoài ra, tiêm phòng không chỉ giúp mẹ tăng đề kháng mà còn cung cấp cho trẻ một lượng kháng thể ngắn hạn để trẻ có thể tự bảo vệ mình trong những năm tháng đầu đời. Thế nên, tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng mà chị em không nên bỏ qua nếu đã lên kế hoạch có em bé.

tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai ngăn được bệnh gì?

Để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình làm mẹ, chị em hãy tham khảo các loại vắc xin cần thiết cũng như thời gian tiêm như thế nào trong nội dung dưới đây nhé:

1. Vắc xin cúm

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm để bảo vệ cho cả mẹ và con. Bởi vì đây là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hô hấp do virus cúm gây ra, người bình thường cũng nên tiêm ngừa loại bệnh này mỗi năm.

Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, chị em nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Trong trường hợp đã mang thai mẹ bầu vẫn có thể tiêm vắc xin cúm (bất hoạt) để phòng bệnh.

2. Vắc xin sởi – quai bị – rubella

Sởi – quai bị – rubella là những căn bệnh lây qua đường hô hấp rất dễ truyền nhiễm. Mẹ bầu nếu không tiêm phòng trước khi mang thai sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay đã có loại vắc xin 3 trong 1 có thể phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh này.

Thời gian để tiêm vắc xin 3 trong 1 này là ít nhất trước khi mang thai 3 tháng. Đây là thời gian vừa đủ để cơ thể sinh ra kháng thể phòng bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, loại vắc xin này không thể tiêm cho phụ nữ đang mang thai.

Trường hợp, bạn phát hiện mình có thai sau khi mới tiêm phòng (thời gian từ lúc tiêm đến lúc có thai chưa đến 1 tháng), bạn cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa biết để được tư vấn và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

3. Vắc xin thủy đậu

Nếu mẹ bị thủy đậu trước hoặc sau khi sinh thì nguy cơ mắc thủy đậu ở trẻ em rất nguy hiểm. Trong khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở tuần thứ 8 -20 của thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh cao.

Thế nên, phụ nữ được khuyến khích nên tiêm phòng trước khi mang thai bệnh thủy đậu để bảo vệ tốt nhất cho con. Vắc xin thủy đậu được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng. Bên cạnh đó, đây cũng là loại vắc xin mẹ không thể tiêm khi đang mang thai

4. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Đây là 3 căn bệnh nguy hiểm mà trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải trong những năm tháng đầu đời và có nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao vì các biến chứng do bệnh gây ra.

Hầu hết trẻ tử vong do bệnh này đều do chưa được bảo vệ bởi vắc xin. Trong khi trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên mới có thể tiêm ngừa được bệnh này. Thế nên để bảo vệ trẻ khỏi 3 bệnh này mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai.

5. Vắc xin viêm gan B

Quy trình tiêm vắc xin viêm gan B gồm 3 mũi cách nhau 3 và 6 tháng. Nghĩa là mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 3 tháng và mũi thứ ba cách mũi đầu 6 tháng. Khi tiêm phòng, phải mất 3-6 tháng cơ thể mới bắt đầu tạo kháng thể. Vì thế để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chị em nên hoàn thành vắc xin viêm gan B trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng vì loại vắc xin này có thể tiêm được cho phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn đã tiêm 1-2 mũi trước khi mang thai thì trong quá trình mang thai bạn vẫn có thể tiêm các mũi còn lại.

6. Vắc xin uốn ván

Nếu chưa từng tiêm qua vắc xin ngừa bệnh uốn ván, bạn cần phải tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ cho bản thân và em bé. Tổng số mũi uốn ván cần tiêm phòng là 5 mũi. Sau mũi thứ 5, việc có cần nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời gian tiêm mũi cuối cùng cách thời gian mang thai là bao lâu.

Ngoài ra, nếu có điều kiện các chị em có thể tiêm phòng thêm một số loại vắc xin khác như viêm gan A, HPV, viêm phổi phế cầu,…

vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai

Nếu không tiêm phòng trước mang thai có sao không?

Tuy tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc nhưng như đã phân tích ở trên, tiêm phòng sẽ giúp mẹ phòng tránh được cho bản thân các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao đồng thời bảo vệ bé không bị lây bệnh từ mẹ.

Bởi vì có một số căn bệnh mẹ gặp phải trong quá trình mang thai có thể sẽ gây dị tật thai nhi hoặc nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non rất cao. Vì thế, trước khi có ý định mang thai, chị em nên có kế hoạch tiêm ngừa vắc xin đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?

Hầu hết tất cả các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai đều được khuyến nghị tiêm trước thời điểm dự kiến mang thai tốt nhất là 3 tháng. Tuy nhiên đối với vắc xin ngừa cúm và viêm gan B, thai phụ vẫn có thể tiêm được trong thời kỳ mang thai. Riêng các loại vắc xin như thủy đậu, sởi, rubella, các mẹ tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình mang thai.

Trường hợp mẹ đang tiêm ngừa và phát hiện mình mang cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa biết để có kế hoạch theo dõi thai kỳ thích hợp.

Tuyệt đối sẽ không có chỉ định chấm dứt thai kỳ nếu mẹ lỡ tiêm ngừa khi đang mang thai, tuy nhiên mẹ cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi để có biện pháp can thiệp cần thiết khi cần.

Tiêm phòng khi mang thai có sao không

Đề kháng của mẹ sẽ suy giảm trong quá trình thai kỳ nên tiêm phòng trước khi mang thai sẽ hỗ trợ mẹ và bé tránh được một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mặc dù đây là việc làm không bắt buộc, thế nhưng để con yêu chào đời khỏe mạnh và an toàn thì ngần ngại đầu tư bạn nhé.

Bài viết liên quan

uống thuốc trị mụn

Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không?

Mẹ và Con - Hiện nay trong lĩnh vực làm đẹp đã xuất hiện nhiều phương pháp trị mụn và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa sự tái phát của mụn. Trong đó, có nhiều chị em chọn cách uống thuốc trị mụn, tuy nhiên uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!