Mẹ&Con - Sau hôn nhân, những “phát hiện mới” về bạn đời thường khiến đối phương cảm thấy nhàm chán, vô vị, thậm chí sốc nặng. Nhưng thay vì than vãn, vợ chồng bạn vẫn có thể làm “đôi bạn cùng tiến”, vui vẻ chấp nhận sự khác biệt nhưng cũng tìm sự hòa hợp chung để tạo chất keo bền vững trong cuộc hôn nhân của mình. Khi vợ chồng cùng nhau “học nói” Làm gì khi vợ chồng khắc khẩu? Khi vợ chồng là sống vì nghĩa

Tuy nhiên, người trong cuộc nên hiểu sự thay đổi này là chấp nhận nét khác biệt và nhường nhịn, dung hòa cái tôi ở một chừng mực nhất định chứ không phải biến mình thành “bản sao” của đối phương hoặc cố tình “cải tạo” đối phương theo ý muốn riêng . Bởi vợ- chồng là hai người khác giới và những nét riêng của người này mới tạo sức hút cho người kia.

Hòa hợp – dễ hay khó?

Nhiều cặp vợ chồng thường lo lắng vì không biết mức độ thay đổi như thế nào là hợp lý. Chuyên viên Hồng Hà cho rằng, trên thực tế vợ/chồng không bắt buộc phải thay đổi, nhường nhịn hay dung hòa cái tôi ở mọi trường hợp.

Vẫn giữ quan điểm khác nhau

Với những trường hợp không làm ảnh hưởng đến đời sống, cảm xúc và quan hệ vợ chồng như cảm nhận về thiên nhiên, bày tỏ quan điểm qua chương trình thời sự, hoạt động cộng đồng thì cả hai đều có thể bày tỏ những suy nghĩ riêng của mình, không nhất thiết phải chiều theo sở thích của bạn đời.

Học cách thay đổi tích cực trong hôn nhân 4

Nhường nhịn, dung hòa nét khác biệt để tìm sự hòa hợp chung

Với những trường hợp khác nhau nhưng có thể thỏa thuận dễ dàng như sở thích ăn uống (vợ thích ăn cá, chồng thích ăn thịt), thời gian ngủ nghỉ (vợ ngủ sớm, chồng ngủ muộn) , cách tiêu tiền (vợ tính toán kỹ lưỡng, chồng chi tiêu thoải mái). Cả hai nên ngồi lại nói chuyện với nhau với thiện chí người này sẽ thay đổi một chút vì người kia và vẫn có quyền giữ lại nét riêng với điều kiện nét riêng đó không ảnh hưởng đến đời sống gia đình.

Đòi hỏi sự thay đổi và thống nhất giữa hai vợ chồng

Đối với trường hợp ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình như cách ứng xử ba mẹ hai bên, nuôi dạy con cái, vai trò của gia đình trong suy nghĩ bạn đời…Cả hai cần thống nhất cách giải quyết chung, nhẹ nhàng giải thích và bác bỏ những suy nghĩ lệch lạc của đối phương. Nếu tình hình quá căng thẳng, cả hai nên dừng cuộc tranh luận và tham khảo ý kiến người lớn. Đừng vì cái tôi quá lớn và suy nghĩ “bản tính khó dời” mà gây cho nhau những tổn thương không đáng có.

Thái độ cần duy trì khi hòa hợp

Thể hiện thiện chí: Hãy cho đối phương biết sự thay đổi của bạn xuất phát từ tình cảm vợ chồng và xem đó là niềm vui chứ không phải trách nhiệm hay gánh nặng.

Lắng nghe:Dù bạn hay đối phương đang có thiện chí thay đổi thì ngoài việc nói chuyện trực tiếp, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, quan điểm của bạn đời để việc “hợp tác” thuận lợi hơn.

Học cách thay đổi tích cực trong hôn nhân 5

Chú ý hành động:Bạn đời có thể không quan tâm việc bạn nói thao thao bất tuyệt “sẽ thay đổi’ mà chỉ quan sát hành động. Vì vậy, đi ngủ sớm hay nấu ăn theo khẩu vị cả hai đã thống nhất là cách chứng minh hiệu quả.

Không biến bạn đời thành “ủy ban cải tạo”:Hãy để đối phương hiểu rằng bạn có thể thay đổi ở mức độ nào và khuyến khích cả hai không nên đánh mất cái tôi cá nhân nếu chúng không làm ảnh hưởng đời sống vợ chồng.

Tags:

Bài viết liên quan