Mẹ và Con - Những con số trên tem nhãn của trái cây nhập khẩu có ý nghĩa như thế nào? Làm sao để có được những lựa chọn đúng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả nhà? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây của Mẹ và Con!

Theo quy định của nhà nước ta về các hàng hóa nhập khẩu, những loại thực phẩm như thịt cá, nước uống, rau củ quả nhập khẩu đều bắt buộc phải dán tem nhãn. Những tem nhãn này thường được quy ước để đưa ra những thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Vì thế, Tạp chí Mẹ và Con sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa của các tem nhãn trái cây nhập khẩu này để có được những lựa chọn đúng đắn nhất cho sức khỏe gia đình bạn nhé!

Trên các loại hoa quả, rau củ thường sẽ có một tem nhãn, những mã số trên tem sẽ được gọi là PLU code. PLU code này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng thực phẩm muốn ưu tiên mua.

PLU code trên trái cây nhập khẩu và những điều bạn nên biết

PLU hay còn gọi là Price Look Up codes là những con số có từ 4 – 5 số đơn và được in dưới dạng sticker, label nhỏ… Tiếp theo họ sẽ lấy những tem nhãn này dán lên từng sản phẩm, thường là các loại trái cây. Đây là hình thức được lưu thông ở Mỹ từ những năm 1900. Điều này sẽ giúp cho những loại hàng hóa được kiểm tra, tính toán tiện lợi, nhanh chóng và chính xác hơn.

Một số quy ước được đặt ra như sau, các mẹ có thể lưu ý khi lựa chọn thực phẩm:

  • Nếu trên trái cây nhập khẩu có mã dán 4 số: Sản phẩm được trồng theo lối thông thường, có sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Ví dụ chuối được dán nhãn 4011.
  • Nếu như trên sản phẩm có 5 số và được bắt đầu bằng số 8: Có thể đây là một loại rau củ quả đã được biến đổi gene. Loại rau trái này thường bị nhầm lẫn thuộc loại organic. Trên thực tế, chúng ta không nên ăn những sản phẩm organic được trồng từ những loại hạt giống đã bị biến đổi gene. Ví dụ chuối đã bị biến đổi gene sẽ có nhãn dán là 84011.
  • Nếu trên sản phẩm có 5 số và được bắt đầu bằng số 9: Đây mới được xem là những loại rau củ quả được trồng và sản xuất theo lối organic và không phải sản phẩm bị biến đổi gene. Chuối organic có mã dán là 94011.

lựa chọn thực phẩm

Một số nhãn dán trái cây phổ biến tại Việt Nam

3###: Đã được ứng dụng kỹ thuật bức xạ i-on hóa

Nếu trên dán nhãn của trái cây nhập khẩu có 4 chữ số và bắt đầu bằng số 3, bạn có thể hiểu đây là những kí hiệu dành cho những sản phẩm được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Đây là công nghệ chiếu xạ thực phẩm bằng nguồn năng lượng i-on để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm được lâu hơn.

Tia bức xạ i-on có nhiệm vụ gây những tổn thương cơ chất di truyền – một loại phân tử ADN để làm bất hoạt khả năng sinh sản của các loại vi sinh vật gây bệnh (kể cả dưới dạng sinh dưỡng hoặc bảo tử), các nang kí sinh trùng, siêu vi trùng… Công nghệ chiếu xạ này đòi hỏi nhà sản xuất và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nhất định để đảm bảo mang đến nguồn thực phẩm an toàn nhất, đặc biệt là là liều chiếu, quy cách bảo quản, điều kiện lưu kho, vận chuyển, chế biến sau khi thực hiện chiếu xạ.

Liều lượng chiếu xạ của công nghệ i-on hóa tùy thuộc vào luật của từng nước. Chẳng hạn nếu trái cây ở Mỹ sẽ theo quy định của FDA, nếu ở Việt Nam sẽ theo quy định của Bộ Y Tế.

4###: Quy trình trồng trọt theo kiểu phổ thông

Nếu trên tem nhãn trái cây có 4 số, bắt đầu bằng số 4, đây là một kí hiệu của các loại cây được trồng bằng công nghệ và phương pháp nuôi trồng thông thường. Đồng nghĩa với việc cơ sở sản xuất vẫn sử dụng những loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thuốc tăng trưởng hoặc những loại phân bón vô cơ…

Tuy nhiên, bạn cũng không nên vội đánh giá không tốt cho những loại trái cây nhập khẩu bắt đầu bằng số 3 và 4, vì toàn bộ quy trình sản xuất vẫn theo đúng liều lượng quy chuẩn của Bộ Y Tế cho phép. Bạn chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ hoặc ngâm qua nước muối loãng là có thể ăn được.

mua trái cây nhập khẩu

9####: Trái cây nhập khẩu được trồng hữu cơ

Nếu như bạn phát hiện trên tem nhãn có 5 chữ số bằng bắt đầu bằng số 9, có thể hiểu đây là một sản phẩm được trồng bằng phương pháp hữu cơ. Một điều mà bạn nên biết đó là nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng như vườn ở nhà. Tuy nhiên, hiện nay Liên minh Châu Âu cùng rất nhiều nước khác đã yêu cầu những cơ sở sản xuất để có được những Chứng nhận Hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt.

Những quy chuẩn này được thiết lập từ các nước và tổ chức thương mại quốc tế để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Danh sách các quốc gia đã có những quy định và đang thực hiện nghiêm túc đầy đủ những quy định chung về nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng phát triển và gia tăng. Cụ thể như:

  • Úc: NASAA
  • Liên minh Châu Âu: EU – Eco
  • Ấn độ: NPOP (Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ)
  • Hoa kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP
  • Nhật Bản: JAS

Nói một cách dễ hiểu, những loại trái cây có dán nhãn 5 số và bắt đầu từ số 9 thường sẽ được canh tác không dùng đến các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng hoặc bất kỳ loại trừ cỏ độc hại nào. Toàn bộ quá trình bảo quản cũng sẽ không sử dụng các chất bảo quản độc hại. Đây được đánh giá là nguồn trái cây được khuyến khích dùng vì không dư lượng hóa chất.

Tuy nhiên, do canh tác như trên nên chắc chắn giá thành của những loại trái cây này cũng sẽ đắt hơn những loại thông thường khác. Mặc khác, bạn sẽ yên tâm hơn về an toàn thực phẩm khi sử dụng những loại sản phẩm này.

8####: Trái cây nhập khẩu biến đổi gene (GMO)

trái cây tươi

Nếu như bạn đi chợ hoặc ra các cửa hàng trái cây nhập khẩu và phát hiện trên những tem nhãn có 5 chữ số và bắt đầu bằng số 8, hãy hiểu đây là những loại trái cây đã bị biến đổi gene. Đơn giản hơn là vì đã bị biến đổi về mặt di truyền nên mức độ an toàn không thể kiểm soát được. Tính an toàn của ;oại trái cây này vẫn đang gặp nhiều tranh cãi trên thế giới. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã có những kiến nghị không nên sử dụng những loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, những quy định về tem nhãn vẫn chưa hoàn toàn được minh bạch, công khai. Vì thế, có thể hiểu từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn rất khoảng cách nhất định. Vì thế, bạn có thể không tìm thấy sản phẩm nào được dán nhãn bắt đầu từ số 8 và có 5 chữ số ngoài thị trường.

Hy vọng qua bài viết trên, Mẹ và Con đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp bạn có thể hiểu hơn về ý nghĩa các loại tem nhãn trên trái cây nhập khẩu của Việt Nam. Chúc bạn có những lựa chọn tốt nhất cho gia đình mình nhé!

Bài viết liên quan