Mẹ&Con – Các bé sẽ nhận được rất nhiều quà tặng trong mùa Giáng sinh từ ông bà, cô chú và cả bố mẹ. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi sau khi nhận được những món quà đó bé có thực sự trân trọng chúng và biết ơn những người đã hết lòng chăm lo cho bé hay không? 9 bài học cha nên dạy con gái Những điều tuyệt vời mà vợ chồng Beckham dạy con trong cuộc sống 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Bạn sẽ cảm nhận ra sao khi con bạn chỉ vì không thích món quà nhận được mà xé tung nó ra và quẳng vào một góc nhà? Rõ ràng, bé đã hành động sai và thiếu tôn trọng đối với người đã trao quà cho bé. Sẽ càng tệ hơn nếu con bạn thực sự làm điều này trước mặt người đã tặng quà cho bé.

“Thực ra, hành động đó của trẻ cũng rất bình thường khi các bé đều tin rằng thế giới này chỉ có trẻ là người độc tôn và là người duy nhất được hưởng mọi quyền lợi”, Deborah Spaide – tác giả của Teaching Your Kids to Care cho biết. Với các bé dưới 7 tuổi, thật khó để nhận ra hành động của mình có thể làm tổn thương đến người khác. Do đó, các bé phải mất nhiều thời gian hơn nữa để học về lòng biết ơn.

Tầm quan trọng của lòng biết ơn

Nhân dịp Giáng sinh hãy dạy trẻ lòng biết ơn 5Hãy giúp trẻ nhỏ nhận ra giá trị đằng sau mỗi món quà để nhận thấy những điều đặc biệt hơn trong cuộc sống

Trong những ngày này, trẻ thường nghĩ về những món quà và việc làm thế nào để nhận được những món quà mà mình mong đợi. Thumby L. Server, giám đốc và là giáo viên tại Trung tâm Toddlers Unlimited Learning (Alabang), cho rằng: “Ngày nay, trẻ nhỏ quá dễ dàng để có được những điều mình muốn. Các bé thường trở thành mồi nhử cho những thành phần xấu của xã hội vì bố mẹ các em đã không dành thời gian để ở cùng con mình. Thay vào đó họ mua đồ chơi mới theo xu hướng để dỗ dành các em”. Cô cảnh báo: “Chúng ta nên dừng lại và giúp các em nhận ra giá trị đằng sau mỗi món quà để nhận thấy những điều đặc biệt hơn trong cuộc sống”.

Khi một đứa trẻ có lòng biết ơn, bé sẽ chứng tỏ có sự đồng cảm với người khác bằng cách sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với họ. Điều đó không chỉ giúp trẻ biết cảm thông với bạn bè và những người xung quanh mà còn kết nối được nhiều hơn với cha mẹ mình.

Dạy trẻ về  lòng biết ơn

Ngày nay, nhiều bố mẹ nhận thấy việc dạy trẻ về lòng biết ơn và sự cảm thông là một việc làm rất khó khăn. Nhưng thật may vì vẫn còn nhiều cách khác để giúp bạn dạy dỗ bé:

1. Dạy bé nói lời cảm ơn

Cô Server tha thiết: “Hãy dạy các con biết nói ‘cảm ơn’ bất cứ khi nào các con nhận được quà, được phục vụ hay nhận được một hành vi tử tế từ ai đó”. Hãy giúp trẻ biết nói lời thích hợp đối với những hành vi của lòng tốt. Đó không chỉ là cách để bạn dạy trẻ biết cư xử đúng mực mà còn giúp trẻ biết đồng cảm hơn với mọi người.

2. Đừng buộc bé phải nói cảm ơn

Không nên giữ lại món đồ bạn muốn cho bé chỉ vì muốn dạy bé nói lời cảm ơn. Câu cảm ơn không thể được nói ra nếu bé cảm thấy hổ thẹn với bản thân hoặc sợ bị trừng phạt. Nếu làm như thế, con bạn sẽ càng ít quan tâm hơn đến giá trị của sự biết ơn, đặc biệt là khi bé bị mắng và thấy xấu hổ.

3. Tìm nguyên nhân đằng sau hành vi vô ơn

Một đứa trẻ đang đói, buồn bã hoặc mệt mỏi khó có thể có được những hành vi tốt. Hoặc đứa trẻ trầm tính, ít nói sẽ có xu hướng khó mở lời hơn so với những đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi. Do đó, bạn nên xem xét kỹ những điều này trước khi muốn can thiệp để giúp bé hình thành thói quen nói lời cảm ơn.

4. Khen ngợi bé theo sự nỗ lực cá nhân

Nếu một đứa trẻ bình thường rất thích một bánh su nhưng lại sẵn sàng chia nó cho các bạn trong lớp thì đó là một hành động rất đáng khen ngợi. Hoặc nếu bé ít nói, nhưng lại biết “cảm ơn” khi cần thì đó là điều rất đáng được khuyến khích. Bằng cách nương theo cá tính và thói quen của các bé để khích lệ, động viên, bạn sẽ dễ dàng khiến trẻ nhận ra vấn đề hơn là những lời chỉ bảo suông.

5. Cho bé cùng đi chọn quà

Bạn có thể không bật mí về người sẽ nhận món quà. Sau đó, đưa bé đi mua sắm cùng và dành cho bé một bất ngờ bằng chính món quà bé đã chọn. Nếu quà thủ công, bạn có thể cho bé cùng tham gia và đem đến ngạc nhiên vào phút chót. Với sự góp công của mình, chắc chắn các bé sẽ thích và trân trọng món quà hơn.

6. Giúp bé viết lời cảm ơn

Bằng cách dạy bé viết lời cảm ơn gửi đi cho những người đã tặng quà bé sẽ học được cách trân trọng những tình cảm người khác dành cho mình. Các bé sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về những gì người khác đã làm cho mình và tự nhận ra tại sao bé lại nên biết ơn. Nếu bé không thể tự viết thành văn, mẹ có thể đọc cho bé viết. Hoặc nếu bé muốn gửi mail nhưng không gõ được chữ, mẹ có thể làm thư ký cho bé.

7. Không để bé mở các món quà cùng lúc

Sự so sánh có thể xuất hiện khi bé mở tung các gói quà cùng lúc. “Sự cố” này có thể xảy ra vào mỗi dịp Giáng sinh hoặc sinh nhật của bé. Do đó, tốt nhất hãy chỉ để bé khui một món quà nào đó để lấy vui thôi nhé!

8. Hãy làm gương cho con cái của bạn

Nếu bé nhìn thấy những hành động tốt và nghe thấy những lời nói hay của bạn, bé sẽ bắt chước rất nhanh. Vì thế, bố mẹ hãy là những người làm gương trước hết cho bé. Bạn có thể mớm lời cho bé bằng những câu như “Chiếc áo này đẹp quá! Màu này rất hợp với con” hoặc “Con sẽ gọi điện để cảm ơn cô/ chú ấy chứ?”

Sau cùng, dù các bé rất dễ đánh mất chính mình khi mải mê với các trò chơi thì lòng biết ơn đối với các món quà đã nhận vẫn là điều bạn nên giúp trẻ giữ lại sau tất cả.

Nguồn: Smartparenting

Nhân dịp Giáng sinh hãy dạy trẻ lòng biết ơn 6

Tags:

Bài viết liên quan