Mẹ và Con - Khám phá ngay những bí quyết xoay quanh việc bổ sung omega 3 cho bé để giúp con bổ sung axit béo một cách chuẩn chỉnh, từ đó thêm cao lớn, thông minh và khỏe mạnh.

Axit béo omega-3 là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Những chất béo thiết yếu này đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với trẻ. Do đó, cần bổ sung omega 3 cho bé để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn.

Omega 3 là gì?

Omega 3 là axit béo không thể thiếu đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm sự phát triển của thai nhi, chức năng não, sức khỏe tim mạch và khả năng miễn dịch.

Omega-3 được coi là axit béo thiết yếu vì cơ thể không thể tự sản xuất và cần bổ sung omega 3 từ thực phẩm. Ba loại omega 3 chính là axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

ALA có mặt trong nhiều loại thực phẩm thực vật nhưng không hoạt động trong cơ thể bạn và cơ thể bạn chỉ chuyển đổi ALA thành các dạng hoạt động, chẳng hạn như DHA và EPA, với số lượng rất nhỏ. Trong khi đó, EPA và DHA xuất hiện tự nhiên trong các loại cá béo và ngoài thực phẩm, nhiều người còn dùng thực phẩm chức năng có bổ sung 2 nhóm omega 3 này.

cách bổ sung omega 3 cho bé

Có nên bổ sung omega 3 cho bé?

Lợi ích của omega 3 cho bé

Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em trong giai đoạn phát triển của trẻ:

  • Có thể cải thiện các triệu chứng của ADHD: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng phổ biến liên quan đến các triệu chứng như hiếu động thái quá, bốc đồng và khó tập trung. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ em.
  • Có thể làm giảm bệnh hen suyễn: Hen suyễn là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn, gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho và thở khò khè. Việc bổ sung omega 3 cho bé có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em, giúp hạn chế việc trẻ lên cơn khó thở do hen suyễn.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến gần 4% trẻ em dưới 18 tuổi. Một nghiên cứu cho thấy nồng độ axit béo omega-3 trong máu thấp hơn có nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ cao hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của omega-3 đối với giấc ngủ ở trẻ em.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Việc bổ sung omega 3 cho bé giúp cải thiện chức năng não bộ và tâm trạng của bé, đặc biệt là khả năng học tập, trí nhớ và phát triển trí não. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy chất béo omega 3 giúp ngăn ngừa trầm cảm và các vấn đề về rối loạn tâm trạng ở trẻ em.
  • Cải thiện thị lực: Bổ sung omega 3 cho bé giúp cải thiện thị lực, tránh khô mắt và mỏi mắt. Đặc biệt, axit béo omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa cận thị ở trẻ.

Có nên bổ sung omega 3 cho bé

Tác dụng phụ tiềm ẩn

Tác dụng phụ của việc bổ sung omega 3 cho bé nhìn chung rất nhẹ. Những tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm:

  • Hơi thở có mùi
  • Ợ nóng
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Có cảm giác khó chịu ở cổ họng

Để tránh các tác dụng phụ này, cần bổ sung omega 3 cho bé theo liều lượng khuyến cáo. Ngoài ra, nên bắt đầu cho bé dùng omega 3 với liều thấp hơn, tăng dần để đánh giá khả năng dung nạp.

Liều bổ sung omega 3 cho bé theo từng độ tuổi

Nhu cầu hàng ngày về omega 3 tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Hiện nay, ALA là axit béo omega 3 duy nhất có hướng dẫn liều lượng cụ thể. Lượng ALA khuyến nghị hàng ngày ở trẻ em là:

  • 0–12 tháng: 0,5 gram
  • 1–3 tuổi: 0,7 gram
  • 4–8 tuổi: 0,9 gram
  • Bé gái 9–13 tuổi: 1,0 gam
  • Bé trai 9–13 tuổi: 1,2 gam
  • Bé gái 14–18 tuổi: 1,1 gam
  • Bé trai 14–18 tuổi: 1,6 gam

Có nên bổ sung omega 3 cho bé theo tuổi

Cách bổ sung omega 3 cho bé

Bổ sung thực phẩm chứa omega 3

Việc xây dựng thực đơn ăn uống với những loại thực phẩm giàu omega 3 là cách phổ biến nhất và cũng dễ dàng nhất để bổ sung omega 3 cho bé. Một số loại thực phẩm giàu omega 3 bao gồm:

  • Cá và các loại hải sản khác (đặc biệt là cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi)
  • Các loại hạt (chẳng hạn như hạt lanh, hạt chia và quả óc chó)
  • Dầu thực vật (như dầu hạt lanh, dầu đậu nành và dầu hạt cải)
  • Thực phẩm tăng cường (chẳng hạn như một số loại trứng, sữa chua, nước trái cây, sữa, đồ uống từ đậu nành và sữa công thức cho trẻ sơ sinh)

bổ sung omega 3 cho bé

Thêm vào sinh tố

Các loại viên uống bổ sung omega 3 KHÔNG THỂ ĐUN NÓNG! Vì vậy, không nên cho các loại viên uống này vào canh hoặc các món thức ăn cần đun chín. Thay vào đó, bạn có thể cho omega 3 vào sinh tố để hạn chế mùi khó chịu của dạng viên uống này mà không làm mất đi các đặc tính quan trọng.

Thêm vào nước trái cây tươi

Các loại trái cây có múi như nước cam có thể giúp che đi mùi vị khó chịu của các viên uống chứa omega 3. Nếu bạn muốn bổ sung omega 3 cho bé bằng các loại viên uống, có thể thử cân nhắc lựa chọn này.

Thêm vào sữa chua

Kết cấu mềm mịn của sữa chua và hương vị đậm đà sẽ giúp làm giảm mùi vị và độ đặc của dầu cá bổ sung omega 3. Đây là một phương án tuyệt vời giúp bạn bổ sung omega 3 cho bé.

Omega-3 có tương tác với thuốc hoặc thực phẩm bổ sung khác không?

Thực phẩm bổ sung omega 3 có thể tương tác với các loại thuốc bạn dùng. Ví dụ, omega 3 liều cao có thể gây ra vấn đề chảy máu khi dùng chung với warfarin (Coumadin) hoặc các loại thuốc chống đông máu khác. Do đó, khi muốn bổ sung omega 3 cho bé, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bổ sung omega 3 cho bé giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý bổ sung omega 3 đúng cách, đúng liều lượng để omega 3 phát huy hết tác dụng và tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra bạn nhé!

Bài viết liên quan