Mẹ và Con - Các bé gái có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vắc-xin bảo vệ chống nhiễm trùng HPV, hay còn gọi là tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp chị em phụ nữ có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Các bé gái khi còn nhỏ đã có thể được tiêm ngừa.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là sự phát triển của các tế bào ung thư bắt đầu ở cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung nối với âm đạo.

Nhiều chủng vi rút u nhú ở người, còn được gọi là HPV, đóng vai trò gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung. HPV là một bệnh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua quan hệ tình dục. Khi tiếp xúc với vi-rút HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường ngăn chặn vi-rút gây hại.

Tuy nhiên, ở một tỷ lệ nhỏ người, lượng vi-rút này vẫn tồn tại trong nhiều năm và là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khiến một số tế bào cổ tử cung trở thành tế bào ung thư.

Có nhiều lựa chọn cho việc điều trị ung thư cổ tử cung, bao gồm phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư, dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư (hóa trị và thuốc điều trị nhắm mục tiêu), xạ trị với chùm năng lượng mạnh. Đôi khi người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị, bao gồm điều trị kết hợp xạ trị với hóa trị liệu liều thấp.

có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm ngừa có phòng được ung thư cổ tử cung không?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung chính là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ chị em phụ nữ khỏi nguy cơ ung thư cổ tư cung. Vắc-xin HPV bảo vệ chống lại mụn cóc sinh dục và hầu hết các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV cũng giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn do HPV gây ra. Vắc -xin HPV cũng bảo vệ chống lại các bệnh ung thư miệng, họng, đầu và cổ do vi-rút HPV gây ra .

Vắc-xin cung cấp cho cơ thể một phương pháp an toàn để nâng cao nhận thức của hệ thống miễn dịch về một số chủng vi-rút. Nhờ đó cơ thể sẽ dễ dàng loại bỏ các chủng vi-rút đó hơn nếu một người mắc phải.

Bé gái bao nhiêu tuổi được tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV?

Vắc xin Gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt từ 9 đến 45 tuổi. Nhìn chung, độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng là trước khi trẻ có những hoạt động liên quan đến tình dục bởi vi-rút có thể lây khi quan hệ tình dục. Một khi một người bị nhiễm HPV , vắc-xin có thể không còn hiệu quả. Đó là vì mục tiêu của vắc-xin là ngăn ngừa một bệnh nhiễm trùng mới. Nếu một người nhiễm vi-rút, vắc-xin có thể không còn đạt hiệu quả như mong đợi ban đầu.

Theo thông tin từ CDC Hoa Kỳ, trẻ em từ 9 tuổi trở lên đã có thể bắt đầu thực hiện tiêm chủng. Trẻ em từ 11–12 tuổi khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần tiêm hai liều vắc-xin HPV, cách nhau 6 đến 12 tháng. Nếu trẻ tiêm phòng ung thư cổ tử cung muộn hơn (từ 15 tuổi đến 26 tuổi), cần thực hiện tiêm 3 liều và tiêm trong vòng 6 tháng.

Nếu bạn ở độ tuổi từ 27 đến 45, hãy thảo luận với bác sĩ về những rủi ro về sức khỏe của bạn và cân nhắc xem có nên thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung hay không.

bao nhiêu tuổi được tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Đã quan hệ có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Một trong những vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung chính là đã quan hệ thì có tiêm phòng được không, các liều tiêm giống hay khác so với bình thường hay không?

Khuyến cáo từ CDC Hoa Kỳ cho thấy, lý tưởng nhất là phụ nữ nên tiêm vắc-xin trước khi quan hệ tình dục và tiếp xúc với vi-rút. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc một người đã có hoạt động quan hệ tình dục thì không thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Kể cả khi đã quan hệ thì cơ thể vẫn được vắc-xin bảo vệ. Tuy nhiên hiệu quả của vắc-xin trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung không thể cao như khi đối với người chưa từng có hoạt động tình dục.

Rất ít người bị nhiễm tất cả các loại HPV được ngăn ngừa bằng vắc-xin, vì vậy cho dù đã quan hệ và bị nhiễm một loại vi-rút HPV nào thì cũng nên tiếp tục thực hiện việc tiêm ngừa. Liều tiêm đối với người đã quan hệ cũng tương tự như liều tiêm bình thường. Bạn cần thực hiện tiêm phòng 3 mũi vắc-xin trong vòng 6 tháng.

Hiệu quả tiêm phòng ung thư cổ tử cung kéo dài bao lâu?

Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng bảo vệ của việc tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung được duy trì trong một thời gian dài. Các nghiên cứu hiện tại đã theo dõi những người được tiêm chủng trong mười năm và không có bằng chứng nào cho thấy khả năng bảo vệ yếu đi theo thời gian.

Hiệu quả tiêm phòng ung thư cổ tử cung kéo dài bao lâu

Trẻ em có nên được sàng lọc ung thư cổ tử cung trước khi tiêm vắc-xin không?

Các bé gái không cần phải làm xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm Pap để biết liệu có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, vắc-xin không bảo vệ chống lại TẤT CẢ các loại ung thư cổ tử cung. Vì thế, sau khi tiêm phòng, vẫn nên duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ và đều đặn thực hiện thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

Nhìn chung, các bé gái từ 9 tuổi trở lên đã có thể thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Hãy cố gắng để cho bé đi tiêm càng sớm càng tốt, giúp bảo vệ sức khỏe của bé ngay từ giai đoạn đầu tiên bạn nhé!

Bài viết liên quan