Mẹ và Con - Tuổi trung niên, tưởng chừng bước qua mọi khó khăn, sóng gió và đã có thể tận hưởng niềm vui nhưng hóa ra, đây cũng là một trong những giai đoạn chông chênh nhất…

Người ta thường nói, tuổi trẻ thì đầy khó khăn, dễ tiêu cực và hay bị khủng hoảng. Tuy nhiên, bước qua tuổi trẻ, đến giai đoạn “chín muồi” hơn, không ít người lại gặp hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên…

Hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

Hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên hay khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên chỉ một trạng thái về tâm lý và cảm xúc của những người trong giai đoạn khoảng 40 – 60 tuổi. Tình trạng này có thể diễn ra ở cả nam và nữ, khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tâm trạng cáu gắt hoặc xuống dốc không phanh.

Khủng hoảng tuổi trung niên thường tác động mạnh mẽ đến tâm lý và nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí có những trường hợp tự tử. Cần tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của khủng hoảng bắt đầu từ sinh lý, tình cảm hay xã hội và có hướng cải thiện trước khi quá muộn.

hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên
Hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên

Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Khủng hoảng tuổi trung niên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân tiêu biểu có thể kể đến như:

Do sinh lý

Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp tình trạng nội tiết tố thay đổi. Cụ thể,  estrogen và progesterone suy giảm dẫn đến các vấn đề như người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng bực bội cáu gắt,…

Hơn nữa, ở giai đoạn này, sức khỏe thể chất bắt đầu suy giảm, giảm ham muốn tình dục, giảm trí nhớ,… 

Có thể bạn quan tâm: Ham muốn tình dục thay đổi thế nào theo độ tuổi

Khủng hoảng tuổi trung niên do yếu tố cảm xúc

Giai đoạn tuổi trung niên là lúc bạn đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Vui có, và chắc chắn buồn cũng có. Ở tuổi trung niên, khả năng cao bạn phải đối mặt với những vấn đề khác nhau như thành viên trong gia đình qua đời, gánh nặng con cái, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, ly hôn, mất khả năng sinh sản,…

Xem tthêm: Điểm mặt 5 thói quen khiến hôn nhân không hạnh phúc

Những điều này ít nhiều cũng dễ khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng cảm xúc, không biết phải làm gì tiếp theo. 

Khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ

Do yếu tố xã hội

Kể cả tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên ở nam giới hay khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ thì cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân xã hội như áp lực từ gia đình, định kiến của xã hội về mức độ thành công, sự nghiệp, con cái,… 

Biểu hiện thường gặp trong các giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên

Bước vào thời kỳ khủng hoảng, người ở độ tuổi trung niên thường có những biểu hiện như:

  • Căng thẳng quá mức
  • Thiếu động lực để tham gia các hoạt động (giải trí, mua sắm, du lịch, giao lưu bạn bè, đi chơi cùng con cháu,…)
  • Không hài lòng với sự nghiệp
  • Không có hứng thú trong chuyện chăn gối
  • Tự ti, so sánh mình với những người xung quanh
  • Suy nghĩ về các lựa chọn của mình trong cuộc sống và cảm thấy không hài lòng
  • Trầm cảm 
  • Lo âu

Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi trung niên

Khủng hoảng tuổi trung niên có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy làm sao để có thể đẩy lùi những khủng hoảng này?

Thừa nhận với chính bản thân mình

Nhiều người không muốn thừa nhận mình đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên vì cho rằng, những người bị khủng hoảng là những người thất bại trong cuộc sống. Dù những người không thành công thường dễ bị khủng hoảng hơn nhưng điều này không có nghĩa là những người khủng hoảng tuổi trung niên đều là những người thất bại.

Vì thế, cứ hãy thẳng thắng với cảm xúc của mình, thừa nhận sự bất ổn trong cảm xúc của mình bạn nhé! Chỉ khi bạn rõ ràng với chính mình thì lúc đó bạn mới biết mình cần làm gì tiếp theo mà thôi.

Chia sẻ với người bạn đời của mình

Vợ/chồng là người gần gũi với bạn nhất và có lẽ, cũng là người hiểu bạn nhất. Hơn nữa, những khủng hoảng tuổi trung niên của bạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người bạn đời của bạn. Do đó, tốt nhất nếu cảm thấy cảm xúc không ổn định, bắt đầu có những xáo trộn, bạn có thể tìm kiếm người ấy để chia sẻ. 

Bạn đời, vừa là vợ chồng mà cũng vừa là một người bạn. Do đó, cả hai có thể cùng nhau tâm sự để “gỡ rối”. Và biết đâu người ấy cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên và cần một người bên cạnh?

Điều trị tâm lý

Nếu đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục khủng hoảng nhưng vẫn không được cải thiện, bạn có thể tìm đến các chuyên gia để điều trị tâm lý. Nếu khủng hoảng đã tác động nghiêm trọng đến bạn và không thể tự cải thiện thì các chuyên gia sẽ cùng bạn tìm ra nguyên nhân để “gỡ rối”.

Kết nối với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên qua những hoạt động bên ngoài, trồng cây, cắm trại,… cũng là một liệu pháp thư giãn để bạn có thể xua tan mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tinh thần và đẩy lùi khủng hoảng tuổi trung niên.

Cải thiện sức khỏe

Tập thể dục, sử dụng thuốc (có sự chỉ định của bác sĩ) cũng giúp bạn khắc phục khủng hoảng tuổi trung niên do những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

Khắc phục khủng hoảng tuổi trung niên thế nào

Viết nhật ký

Viết lại những hoạt động diễn ra trong ngày sẽ giúp bạn thấy rằng cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra. Khi viết và đọc lại nhật ký của mình, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn những gì bạn đang nghĩ. Và khi bạn thực hành điều này thường xuyên thì những cảm xúc tiêu cực cũng được xua tan, từ đó đẩy lùi tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên mà bạn đang gặp phải. 

Khủng hoảng tuổi trung niên diễn ra âm thầm, thấm sâu vào trong cơ thể và bào mòn chúng ta hằng ngày. Bạn đã bước vào giai đoạn này chưa và nếu đã từng khủng hoảng tuổi trung niên, bạn đã vượt qua như thế nào? Chia sẻ ngay cùng Mẹ và Con nhé!

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?