Mẹ&Con - Xin hỏi bác sĩ, hiện nay con tôi đã 6 tháng tuổi thì đã có thể “giải quyết” việc này chưa? Mẹ và nỗi sợ tiêm ngừa cho bé Để bé yêu hết tè dầm Khi gia đình có hai bé sinh đôi

Khi con trai được vài tháng tuổi, tôi để ý quan sát lúc bé tè thì cảm thấy bé tè rất khó khăn, phần da ở đầu “quả ớt” phồng lên. Cho bé đi khám bác sĩ, bác sĩ bảo bị hẹp “mũ” rồi, đợi lớn chút nữa sẽ “cắt mũ”. Xin hỏi bác sĩ, hiện nay con tôi đã 6 tháng tuổi thì đã có thể “giải quyết” việc này chưa? Có khó khăn hay gây đau gì cho bé hay không?

Trần Thiêm Thư
(Quận 6)

 chuyen gia mevacon

Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu “hoàng tử” của bé không tụt được xuống để lộ phần quy đầu. Tên khoa học của tình trạng này là Phimosis. Có tới gần 80% số bé trai bị hẹp bao quy đầu, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít. Nếu bạn có một bé trai thì bạn nên biết kiến thức này càng sớm càng tốt. Vì khi bé 3 tháng tuổi còn chưa sao, nhưng đến 6 tháng tuổi trở lên là đã có cần “giải quyết” nếu bị hẹp “mũ” rồi.

Để phát hiện “hoàng tử” của cục cưng mình “đội mũ” quá chật, bạn có thể quan sát lúc bé đi tiểu xem tia nước ra sao. Nếu tia nước quá nhỏ, bé cảm thấy khó tè, phần da quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị “hẹp”.

Nên nhớ hẹp “mũ” kiểu này là một trong những nguyên nhân gây ung thu “hoàng tử” của cục cưng bạn đấy. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các “bựa” trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu sẽ đọng lại ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Lâu dần thành viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.

Đừng quá lo lắng việc “làm rộng mũ” vì bác sĩ có thể nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó rất nhẹ nhàng. Khi nào trẻ 6 tuổi mà tật này vẫn còn thì sẽ phải can thiệp bằng cách cắt da bao quy đầu. Việc điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em hiện nay thực hiện rất đơn giản và hiệu quả. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, laser kỹ thuật cao ra đời, nên phẫu thuật cắt bao quy đầu cũng nhanh chóng, ít gây đau, không gây chảy máu, sau mổ không cần cắt chỉ, lại ít tốn kém. Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 15-20 phút, là một tiểu phẫu và sau đó trẻ có thể nghỉ ngơi chừng 1 tiếng rồi về ngay chứ không cần nhập viện. 

Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp
(BV Nhi Đồng 2) 

Tags:

Bài viết liên quan