Mẹ và Con - Bạo hành bằng lời nói có thể liên quan đến việc sử dụng những từ ngữ xúc phạm, giọng điệu và ngôn ngữ để hạ nhục, coi thường, chỉ trích, lăng mạ, thao túng hoặc kiểm soát trẻ. Điều này gây nên những tác động lâu dài và sâu sắc đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ.

Khi nuôi dạy con, chúng ta đều nghĩ rằng mình không đánh đập, không sử dụng đòn roi tức là mình không bạo hành. Tuy nhiên, bạn có biết, đôi khi những lời nói cũng là một dạng bạo hành? Cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu bạo hành bằng lời nói để xem mình có đang vô tình làm thế với những đứa trẻ của mình hay không bạn nhé!

7 dấu hiệu bạn đang bạo hành bằng lời nói với con

Bạo hành bằng lời nói là một dạng bạo hành tinh thần mà đôi khi, chính bố mẹ – những người bạo hành – cũng không ý thức được hành vi của mình:

Liên tục chỉ trích

Trẻ em sẽ bị bố mẹ bị bạo hành bằng lời nói nếu bạn liên tục chỉ trích con của mình. Tất nhiên, có thể có những trường hợp bạn phải trách phạt con và nói ra lỗi của con khi trẻ sai. Nhưng nếu việc chỉ trích con cái, việc nói ra những lỗi sai hay khuyết điểm của con trở nên quá thường xuyên, đặc biệt là khi bạn nói với một giọng điệu không hề nhẹ nhàng thì đó cũng là một dạng bạo hành tinh thần đối với trẻ.

Những lời chỉ trích liên tục tập trung vào những sai sót hoặc những khuyết điểm thay vì đưa ra những lời khuyên, những lời nhắc nhở mang tính xây dựng cũng chính là con dao làm tổn thương trẻ. Một đứa trẻ liên tục bị bố mẹ chỉ trích sẽ dần mất đi sự tự tin của mình và luôn e dè trong việc làm một điều gì đó vì sợ làm sai.

dấu hiệu bạo hành bằng lời nói với con

La hét

La hét là một hình thức bạo hành bằng lời nói phổ biến khác của nhiều phụ huynh khi nuôi dạy con cái. Đó có thể là việc cao giọng khi tức giận hoặc thất vọng để đe dọa và kiểm soát đứa trẻ. Thái độ này có thể khiến trẻ tuân theo mệnh lệnh của bố mẹ trong một thời gian nhưng cũng có thể làm tổn hại đến sự tự tin của trẻ.

Đổ lỗi 

Bạo hành bằng lời nói có thể diễn ra thông qua việc đổ lỗi cho trẻ về cảm xúc hoặc hành động của chính bản thân trẻ, khiến trẻ cảm thấy phải chịu trách nhiệm về những vấn đề tồi tệ đang diễn ra dù đó không phải lỗi của trẻ hay thậm chí không liên quan đến trẻ. 

Điều này thường diễn ra ở những gia đình mà bố mẹ ly hôn, không chung sống với nhau. Bạn có thể nói rằng do trẻ mà bố mẹ ly hôn. Hoặc khi bạn mang thai ngoài ý muốn, bạn sẽ đổ lỗi rằng chính sự xuất hiện của trẻ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn. 

Sự đổ lỗi và cho rằng trẻ là ngọn nguồn của mọi vấn đề vô tình sẽ gây nên những vết thương lòng khó nguôi ngoai. Một đứa trẻ sẽ luôn sống trong dằn vặt và đau khổ vì tự cho rằng mình chính là nguyên nhân của mọi điều tồi tệ trong cuộc sống này.

bạo hành bằng lời nói với con

Châm biếm và chế giễu

Châm biếm là một cách tinh vi để hạ thấp một đứa trẻ, chủ yếu khi được sử dụng theo cách gây tổn thương hoặc hạ thấp phẩm giá của trẻ. Hình thức bạo hành bằng lời nói thông qua những lời châm biếm có thể làm xói mòn lòng tự trọng và tình cảm hạnh phúc của trẻ. 

Ngoài ra, việc chế giễu sở thích hoặc cảm xúc của trẻ có thể gây tổn hại về mặt cảm xúc, để lại những vết sẹo lâu dài cho sự tự tin và ý thức về giá trị bản thân của trẻ.

Phớt lờ

Trẻ em có thể không có khả năng quản lý nhiều cảm xúc nhưng trẻ vẫn có quyền được lắng nghe và thấu hiểu. Tuy nhiên, việc giảm thiểu hoặc gạt bỏ cảm xúc và trải nghiệm của con bạn có thể khiến trẻ cảm thấy mình không quan trọng.

Đây là một dạng bạo hành bằng lời nói diễn ra trong im lặng. Bạn không dùng lời nói của mình để “tấn công” trẻ, nhưng bạn dùng sự im lặng để làm tổn thương trẻ khi không quan tâm những gì trẻ nói. Và điều này sẽ dẫn đến việc trẻ có thể học cách kìm nén cảm xúc và giữ mọi thứ cho riêng mình, khiến khoảng cách giữa bạn và con ngày càng xa hơn.

Hậu quả của việc bố mẹ bạo hành bằng lời nói là gì?

Những ảnh hưởng của việc bố mẹ bạo hành bằng lời nói đối với con cái có thể rất sâu sắc và lâu dài. Những lời chỉ trích và lăng mạ liên tục chính là hình thức bạo hành cảm xúc có thể làm xói mòn lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ có cảm giác thiếu tự tin dai dẳng. Sự rối loạn cảm xúc này có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm khi trẻ tiếp thu những thông điệp tiêu cực mà chúng nhận được từ chính những người thân yêu nhất của mình.

Các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như gây hấn hoặc nổi loạn, có thể là hậu quả của sự bạo hành này. Hơn nữa, những đứa trẻ lớn lên với bố mẹ thường xuyên bạo hành bằng lời nói có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc hình thành các mối quan hệ lành mạnh khi trẻ đấu tranh với sự tin tưởng và giao tiếp với người khác.

bố mẹ bạo hành bằng lời nói với con

Những vết sẹo tinh thần do bạo hành bằng lời nói có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, hình ảnh bản thân và chất lượng cuộc sống nói chung của trẻ. 

Đôi khi, việc lớn tiếng khi thất vọng hoặc tức giận, việc nói cho trẻ biết đó là lỗi của trẻ hay thậm chí là phớt lờ một vài ý kiến của trẻ vẫn có thể xảy ra trong quá trình nuôi dạy con cái. Nhưng bạn cần phải phân biệt giữa những cơn bộc phát không thường xuyên và việc thực hiện những hành vi tiêu cực thường xuyên để tránh có hành động bạo hành bằng lời nói làm tổn thương trẻ bạn nhé!

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!