Mẹ&Con - Cuộc sống vợ chồng bạn sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn và khó khăn hơn trong việc chung sống hạnh phúc nếu xuất hiện một số dấu hiệu đáng lo ngại. Điều quan trọng là người trong cuộc cần tỉnh táo, phân biệt đâu là dấu hiệu xấu và có biện pháp ngăn chặn sớm để tránh nguy cơ tan vỡ. Khi vợ chồng cùng nhau “học nói” Khi vợ chồng chênh lệch về mọi mặt Làm gì khi vợ chồng khắc khẩu?

Dưới đây là một số dấu hiệu “báo động đỏ” mà Mẹ&Con muốn lưu ý các cặp vợ chồng:

1. Thiếu sự kết nối, chia sẻ

9-bao-dong-do-trong-quan-he-vo-chong

Quan hệ vợ chồng không chỉ là gắn kết cơ thể mà còn mở rộng trái tim. Nếu cả hai không dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ những chuyện vui buồn trong cuộc sống thì đó có thể là lý do chính đáng khiến vợ chồng cảm thấy ngày càng xa cách. Thậm chí, có nhiều chuyện vì bạn không nói ra nên dễ làm cho bạn đời hiểu lầm là bạn không thật lòng, cố tình che giấu rồi gây ra hiểu lầm và dẫn đến cãi vã, bất hòa. Quan trọng hơn là nếu không trò chuyện, tâm sự nhiều với nhau thì hai bạn không thể hiểu nhau và không thể cùng nhau tìm ra giải pháp cho những bất ổn trong gia đình. Để xây dựng mối quan hệ vợ chồng tốt, mọi chuyện phải được rõ ràng giữa hai người. Hãy cùng nhau trò chuyện về mọi điều khiến hôn nhân trở nên tốt đẹp

2. Không có sự thân mật

Nếu vợ chồng bạn giờ giống như chỉ đang giải những bài toán quản lý gia đình, thì điều cần thiết lúc này là sự thân mật. Trong trường hợp không nhận được những gì bạn cần, việc sửa chữa thực ra rất dễ dàng, chỉ cần nói ra. Phụ nữ thường ngại đòi hỏi những gì mình muốn bởi vì lỗi giới tính được “lập trình” cho rằng, chồng nên tự động làm mà không cần phải hỏi. Thực tế, đàn ông thường đáp ứng rất tốt những yêu cầu dựa trên các hành động, thậm chí nếu đó chỉ là một cái ôm, hoặc dành thời gian mỗi tối để trò chuyện.

3. Thiếu sự tôn trọng

Khi còn hẹn hò, người ta mải yêu mà không phát hiện ra những khuyết điểm của đối phương. Dần dần, bạn phát hiện ra người ấy có những sai sót, những điểm yếu và rất nhiều những thứ hoàn toàn ngẫu nhiên khác có thể khiến bạn phát điên lên.

Bạn phải tôn trọng những tính cách của người đó, bởi mỗi người đều có một cá tính riêng, khiến họ là chính họ. Bạn nên nhớ rằng, suy nghĩ của mỗi người là khác nhau. Đòi hỏi người bạn đời thay đổi suy nghĩ có khác gì đòi hỏi người ta phải thay đổi màu da của mình. Khi không nhận được cái gì mà mình mong muốn, chúng ta dễ có thái độ thiếu tôn trọng hoặc coi thường đối phương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nói chuyện với giọng điệu khinh miệt có thể là lý do lớn khiến hôn nhân đổ vỡ.

Giải pháp tẩy độc là thay đổi giọng nói và thực sự chú ý đến những gì người bạn đời nói. Chắc chắn lúc đó hôn nhân được củng cố trở lại và bắt đầu vững chắc hơn.

4. Đánh mất sự lãng mạn

Đây là một trong những chuyện tưởng chừng như  vặt vãnh nhưng lại khiến nhiều cặp vợ chồng xào xáo chỉ sau vài năm kết hôn. Lúc yêu nhau, bạn không bao giờ quên ngày sinh nhật của bạn đời, thậm chí ráng nghĩ ra nhiều món quà bất ngờ hay lãng mạn. Họ cũng thường xuyên cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của ngày đó chúng mình, ân cần chia sẻ với nhau từng niềm vui nỗi buồn khi người kia thành công hay thất bại trong công việc.

9-bao-dong-do-trong-quan-he-vo-chong

Nhưng sau vài năm kết hôn, những ngày sinh nhật không còn ý nghĩa trọng đại như xưa và những kỷ niệm cũng dần dà phai mờ đi. Không ít người chồng nghĩ rằng mình làm ra bao nhiêu tiền đều đem về nhà, cô ấy tha hồ muốn mua sắm thứ gì cũng được, chứ mình đi mua vừa mất thì giờ vừa chưa chắc đã vừa ý vợ. Trong khi đó cô vợ âm thầm buồn phiền vì cho rằng đó là dấu hiệu anh chồng bắt đầu nhạt nhẽo.

5. Bỏ bê bản thân

Sau mấy năm chung sống, con cái ra đời chiếm hết sự quan tâm của người vợ và bước đường công danh luôn làm bận trí người chồng. Tất nhiên họ vẫn còn thương nhau, nhưng dần dà người vợ, người chồng không còn quan tâm xem giờ đây hình ảnh của mình như thế nào dưới con mắt của đối tác chung thân.

Nhiều người vợ ăn mặc rất thời trang, sành điệu khi đến công sở nhưng lại xộc xệch trong chiếc áo nhàu nát mặc ngủ đêm qua. Bạn nghĩ đã là vợ chồng thì không cần phải giữ gìn hình ảnh đẹp cho nhau ư? Cách nghĩ này cũng là dấu hiệu “báo động đỏ” cho cuộc sống hôn nhân mà chính bạn không nhận ra đấy.

6. Không ai nhận cái sai về mình

Trong cuộc sống gia đình, nhiều điều có thể xảy ra, ví dụ ai đó quên mất ngày cưới, ai đó làm mất một số tiền vì đãng trí… Bạn càng đổ lỗi cho người kia, bạn càng ít thấy trách nhiệm của mình. Khi bạn không nhìn vào bên trong và không cố gắng cải thiện chính mình, đó có thể là khởi đầu cho quá trình xói mòn hôn nhân.

7. Kiểm soát 24/24: Trong những tình huống căng thẳng, bạn nên giải quyết mọi việc trên khía cạnh cảm thông cho nhau. Bạn có thể kết nối với người bạn đời ở hai cấp độ. Một là bằng cách nói, ví dụ “Em nghĩ, em hiểu những gì anh đang nói”, “Anh có ý tưởng gì để giải quyết điều này”?. Hai là không nói gì, im lặng và tiếp xúc bằng ánh mắt – cũng là những cách cho thấy bạn đang chú ý. Bước tiếp theo là giúp đỡ người kia. Bạn nên nhớ, giúp đỡ bạn đời cũng là giúp đỡ chính bạn giải quyết vấn đề. 

Nhiều người cho rằng đã là vợ chồng thì họ có quyền kiểm tra email, tin nhắn và chat trên Facebook của bạn đời. Và bạn nghĩ đây là cách kiểm soát hữu hiệu để bạn đời không “tòm tem” bên ngoài. Trên thực tế, khi một người nào đó cảm thấy mình bị kiểm soát và bị áp đặt quá nhiều thứ trong hôn nhân thì họ sẽ luôn thấy mệt mỏi và tìm khoảng không gian riêng để.. thở. Đừng để bạn đời lúc nào cũng phải thận trọng, dè chừng bạn vì tình trạng này chứng tỏ hôn nhân của bạn có nguy cơ “lung lay”.

8. Có sự bạo hành tình cảm

Bạo hành tình cảm cũng nghiêm trọng như bạo hành thể chất và là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, phụ nữ thường bỏ qua những cảm giác nội tâm của mình trong một thời gian dài và vẫn hy vọng mọi thứ sẽ quay trở lại như cũ.

Một cuộc nghiên cứu về quan hệ hôn nhân ở Trung Quốc đã tổng kết rằng: “Những lời nói cay độc, tàn nhẫn và làm tổn thương người ta nặng nề xuất phát nhiều nhất từ chính những người trong gia đình”. Thật vậy, đối với người ngoài chúng ta thường có khả năng tự kiểm soát, còn với người thân của mình thì đôi khi lại dễ dàng tuôn ra lời thô thiển, khó nghe trong những cơn nóng giận không cần kiềm chế. Có những cuộc cãi vã mà việc làm lành sau đó chỉ là sự nhượng bộ, còn hậu quả của chúng thì vô phương cứu vãn. Những nỗi đau ấy ngày càng khoét sâu vào lòng người vợ hay chồng và chẳng chóng thì chầy sẽ đánh đắm con thuyền hạnh phúc.

9. Sự chênh lệch về tình dục

9-bao-dong-do-trong-quan-he-vo-chong

Nhiều người thường e ngại khi nói đến tình dục nhưng chính yếu tố tình dục là chất keo gắn kết vợ chồng. Hòa hợp tình dục là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nếu không hòa hợp tình dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ ngoại tình. Điều chỉnh hành vi để phù hợp với cuộc sống của vợ hay chồng là điều cần thiết, mỗi người nên lắng nghe tâm lý của vợ hay chồng để điều chỉnh nhu cầu của cả hai. 

Tags:

Bài viết liên quan