Trứng gà chứa có anbumin và ovoglobumin, là protein, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé, và là thực đơn quen thuộc của mẹ khi cho bé ăn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều cần tránh khi cho bé ăn trứng gà. Bí quyết cho món thịt kho trứng tuyệt ngon Tập cho bé ăn dặm

1. Bé chưa đầy 1 tuổi

Trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe bé. Nhưng mẹ lưu ý, trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao cho bé. Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). 

6 điều cần tránh khi cho bé ăn trứng gà 6

Có một lượng nhỏ những chất hóa học trong trứng gà cũng khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Thậm chí với một số bé quá nhạy cảm, làn da bé cũng nhanh chóng bị dị ứng ngay khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng. Vì những nguy cơ tiềm ẩn này, mẹ chớ dại cho con ăn trứng gà khi bé chưa đầy 1 tuổi.

2. Bé vừa khỏi bệnh

Nếu các mẹ vẫn hay chế biến trứng cho con mỗi khi con bị cảm sốt, hãy suy nghĩ lại bởi có thể mẹ không biết hành động của mẹ có thể gây ra sai lầm tai hại đến thế nào. Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. 

Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.

3. Bé đang cảm, sốt
6 điều cần tránh khi cho bé ăn trứng gà 7
Mẹ cũng nên thật cẩn thận khi nấu thực phẩm này cho con khi bé mới ốm dậy. Trên bề mặt vỏ trứng có chứa rất nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn rất dễ xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng. Khi bé mới khỏi ốm, sức đề kháng còn quá yếu nên mẹ không nên cho bé ăn trứng tươi, luộc chưa chín hay đập vào cháo nóng.

4. Bé đang bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những mẹ làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh của bé nặng thêm.

5. Bé có tiền sử tim mạch

Đối với những bé có các bệnh về tim mạch như tim bẩm sinh, hở van tim v.v, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn trứng bởi trong trứng có hàm lượng cholesterol cao dễ ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.

6. Bé bị thừa cân, béo phì

Vì trong trứng chưa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, một trong những thủ phạm của tình trạng thừa cân ở trẻ, nên mẹ có thể hạn chế tối đa việc chế biến trứng đối với những bé đang thừa cân. Thay vào đó, một chế độ ăn hợp lý bao gồm các loại rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin là những món ăn mẹ cần cung cấp cho bé mỗi ngày.

Tags:

Bài viết liên quan