Mẹ&Con - Mỗi độ tuổi khác nhau thì quan điểm trong việc kiếm và chi tiêu tiền bạc cũng khác nhau. Nhưng dù bạn đang ở độ tuổi 25, 30, 35 hay 40 thì đối với vấn đề tiền bạc chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm.

25 tuổi: Tôi chưa đủ tự tin để đầu tư

Chỉ đề cập riêng đến chị em phụ nữ, về khoảng phải đầu tư, kinh doanh và bắt đầu suy nghĩ việc “điều vốn” của mình vào một công việc kiếm ra tiền, thật sự số bạn nữ trẻ dám nghĩ và dám thực hiện là khá hiếm. Ở độ tuổi này, vừa lo lắng khẳng định vị trí mình sau ra trường, vừa lên kế hoạch lập gia đình, sinh con đầu lòng… nhiều bạn nữ trẻ đã lấy đó làm lí do để né tránh việc… kiếm tiền.

Thực tế: Nếu có chút vốn liếng, bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào những lĩnh vực mà mình cảm thấy tự tin và yêu thích. Ví dụ: Viết sách và gửi bản thảo đến các nhà xuất bản, họ luôn chào đón những ý tưởng táo bạo của bạn; Kinh doanh: bán những vật dụng như sổ, viết, ly tách, đồ lưu niệm độc đáo. Các mạng xã hội facebook, 5giay.com cũng đang là một mảnh đất đáng để bạn suy nghĩ có nên đầu tư… Đừng do dự! Nếu bạn lo lắng mình còn thiếu kinh nghiệm, hãy tranh thủ thời gian tìm gặp các anh chị khóa trên trò chuyện để học hỏi. Những kinh nghiệm của họ sẽ là những “liều thuốc” đáng quý để bạn thành công hơn trong tương lai.

Quẳng gánh lo tài chính mà vui sống 4

Box: Các mẹ 25 tuổi thường chi tiền như thế nào?

Với các mẹ có sự chủ động về tài chính, hoặc may mắn có một khoản tiết kiệm khá nhiều, thì một trong những lỗi chi tiêu thường thấy là “ngại” phải ngồi lập ra một kế hoạch chi tiêu vì cho rằng bản thân không biết phải quản lý tiền bạc như thế nào. Rồi các mẹ sẽ thấy, ở độ tuổi hứa hẹn này, mẹ dễ mắc phải nhiều sai lầm với việc quản lý và chi tiêu tiền bạc chẳng hạn như hoang phí vào những cuộc hẹn ở bar, clup, mua những món đồ không cần thiết…

Giải toán: Một số phụ nữ khi lập gia đình thường nghĩ rằng đôi khi mình không có quyền quyết định về tài chính. Kể cả trong trường hợp như vậy, các mẹ cũng có thể tìm ra những bí quyết riêng để quản lý giúp chồng những khoản chi tiêu hàng ngày. Hãy đừng ngại chia sẻ với các đồng nghiệp, hay những người bạn đã có gia đình để lắng nghe bí quyết của họ. Ngoài ra tìm đọc hoặc tham khảo những tài liệu về bí quyết chi tiêu khoa học trên internet cũng sẽ giúp được các mẹ rất nhiều đấy.

Ở độ tuổi 30: Chuyện mua nhà với mình vẫn… chưa thể

Mơ ước một căn hộ đẹp, khang trang đặt tại một vị trí thuận tiện cho việc đi lại, công việc luôn là mơ ước của phụ nữ đã lập gia đình. Một số chị em gửi thư về Mẹ và Con tâm sự rằng, họ cảm thấy mình thật sự đáng trách, ở tuổi 30 nhưng không có sổ tiết kiệm để mua nhà, không có một hoạch định nào về chuyện nhà cửa ở tuổi 20. 30 tuổi mới nghĩ đến chuyện mua nhà, liệu điều này có phải quá muộn?

Giải toán: Việc mua nhà ở độ tuổi nào không quá quan trọng, chỉ cần bạn biết tận dụng cơ hội và “giỏi” xoay sở, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra một căn hộ xinh đẹp.

Cách 1: Tận dụng nhà của ba mẹ. Nếu bạn được gia đình bên nội hoặc bên ngoại ưu ái tặng riêng một căn hộ cũ, hoặc có thể ở chung với ba mẹ thì với số tiền hiện có, bạn có thể đầu tư vào việc trang trí nội thất, mở rộng thêm phòng ốc… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng kha khá.

Cách 2: Mua nhà trả góp: Bạn và chồng có thể “rà” lại thu nhập của cả hai, sau khi đã trừ những chi phí sinh hoạt hàng ngày cần thanh toán, số tiền còn dư có thể dùng để trả góp vào mỗi tháng cho việc mua nhà không?

Quẳng gánh lo tài chính mà vui sống 5

Cách 3: Mua nhà… bằng việc thường xuyên săn nhà có giá cả phù hợp với ngân sách. Nếu “tinh ý”, bạn sẽ tìm được một căn nhà được bán với mức giá thấp khi gia chủ cần tiền và phải bán nhà gấp. Chỉ cần chú ý nhiều đến các tờ rơi, rao vặt, tham khảo các trang web mua bán, bạn sẽ tìm được một căn nhà giá rẻ.

Cách 4: Vay tiền. Vay tiền sẽ tạo thêm áp lực trong cuộc sống của hai vợ chồng, tuy nhiên áp lực này sẽ giúp bạn cân đong tốt số tiền cần để tiết kiệm vào mỗi tháng.

Tuổi 38: Đã quá muộn để bắt đầu tiết kiệm?

Quá nhiều lý do khiến phụ nữ không thể tiết kiệm được tiền từ lúc 20, 30 tuổi. Có thể là vì thu nhập của bạn không ổn định, phải lo lắng cho gia đình, cho con cái hoặc bạn vướng vào những khoảng nợ phải trả giúp gia đình… Tuy nhiên, việc tiết kiệm ở tuổi gần 40 không quá muộn.

Giải toán: Lên một kế hoạch tiết kiệm từ bây giờ nhé: Tại công ty bạn đang làm việc, hãy nghĩ xem những khoản nào có thể giúp bạn, như bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Chúng sẽ giúp bạn không phải tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc khám chữa bệnh, khi gặp tai nạn lao động và kể cả… thất nghiệp. Do đó, dù là một công việc lương cao, điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là phải đạt được thỏa thuận lao động với những chính sách vừa kể trên.

Tuổi 43: Tôi đã quá già để chuyển việc/ nghề

Bất cứ ai, không riêng gì phụ nữ khi ở vào độ tuổi này đều cảm thấy ái ngại khi phải thay đổi môi trường làm việc mới, họ nghĩ mình đã già, hơn là những suy nghĩ tích cực như: Mức lương có cao hơn mức lương hiện tại hay không? Công việc mới cho bạn những cơ hội gì: Thăng chức, có cơ hội gặp gỡ nhiều đối tác và có cơ hội kiếm được những khoản thu nhập khác…

Giải toán: Kinh nghiệm từ những năm làm việc của bạn là một tài sản vô giá, nó luôn có giá trị dù là bạn chuyển ngành làm việc khác với chuyên môn của mình. Vì thế hãy tự tin về những kinh nghiệm mà bạn đã và đang có. Cũng ở tuổi 43 trở đi, bạn cần bắt tay ngay vào việc kinh doanh riêng, bạn có đồng ý?

Tags:

Bài viết liên quan