Mẹ và Con - Biết cách bắt chuyện khi không biết nói gì có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong nhiều tình huống xã hội khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Một số người dường như có tài bắt chuyện và có thể nói mọi chủ đề. Trong khi đó, có những người khác gặp khó khăn trong việc nói chuyện, đặc biệt là với người không quen biết. Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp bạn tìm hiểu một số cách bắt chuyện khi không biết nói gì để bạn có thể kết nối với nhiều người hơn.

Cách bắt chuyện khi không biết nói gì với những người xung quanh

Bắt đầu bằng một lời khen

Còn cách nào tốt để thể hiện sự tích cực hơn là giúp ai đó cảm thấy dễ chịu? Nếu bạn không quen với việc khen ngợi thì ban đầu bạn có thể cảm thấy lúng túng. Nhưng một chút tâng bốc có thể giúp xoa dịu mọi căng thẳng hoặc e ngại khi bạn bắt đầu trò chuyện cùng một người nào đó, chẳng hạn như đồng nghiệp hay đối tác của bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng những câu khen ngợi đơn giản như:

  • “Tôi thích câu hỏi bạn đã hỏi trong buổi hội thảo trước đó.”
  • “Chiếc túi xách của chị trông thật thời trang.”
  • “Tôi đã nghe nói về công việc của bạn thời sinh viên, thật đáng để ngưỡng mộ nhen.”
  • “Kiểu tóc này làm chị trông trẻ quá.”

Đây đều là những cách dễ dàng để bắt đầu cuộc trò chuyện của bạn theo hướng tích cực và với một chủ đề đã định sẵn. Nhìn chung, cách bắt chuyện khi không biết nói gì đơn giản chính là bạn có thể tìm một điểm đặc biệt ở đối phương và khen ngợi.

Xem thêm: Học cách đọc vị tâm lý người khác để luôn thành công trong giao tiếp

Thu thập thông tin

Một chiến thuật hiệu quả để bắt đầu cuộc trò chuyện với người lạ là hỏi họ một hoặc một loạt câu hỏi. Tùy thuộc vào tình huống, bạn có thể hỏi họ về thời tiết, bữa trưa họ ăn gì hoặc về trách nhiệm nghề nghiệp chung. Chẳng hạn như, bạn có thể hỏi một người đồng nghiệp cùng công ty vừa chuyển qua bộ phận của bạn: “Chị có biết liệu chủ tịch công ty có phát biểu với chúng ta trong buổi khai mạc không?”

Hãy lắng nghe câu trả lời của họ và suy nghĩ về những câu hỏi hoặc nhận xét liên quan khác mà bạn có thể đưa ra để duy trì cuộc trò chuyện.

6 Cách bắt chuyện khi không biết nói gì với đồng nghiệp

Đưa ra một chủ đề được chia sẻ

Một cách bắt chuyện khi không biết nói gì chính là hỏi để người đối diện có thể chia sẻ. Bạn có thể sử dụng môi trường xung quanh để xây dựng chủ đề cho cuộc trò chuyện. Ví dụ: Nếu bạn đang tham dự một hội nghị trong ngành, hãy hỏi người ngồi cạnh bạn tại hội thảo xem họ nghĩ gì về sự kiện này.

Giới thiệu bản thân

Giới thiệu là cách đơn giản để bắt đầu cuộc trò chuyện với một người lạ. Cách bắt chuyện khi không biết nói gì này đặc biệt hiệu quả nếu không có người bắt đầu cuộc trò chuyện rõ ràng nào khác.

Bạn nên áp dụng cách này vào đầu một cuộc gặp gỡ, chẳng hạn như khi giao tiếp nơi công sở để chào đồng nghiệp của mình khi vừa chuyển sang công ty mới: “Chào anh, tôi là A. Tôi mới chuyển đến đây và tôi muốn giới thiệu bản thân với mọi người trong bộ phận của mình.”

Xin lời khuyên

Tìm kiếm lời khuyên từ một người cũng là một cách bắt chuyện khi không biết nói gì và bạn có thể áp dụng cách này với cả đồng nghiệp, người quen của mình lẫn những người xa lạ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với bạn rằng tốt nhất, hãy xin lời khuyên về những vấn đề không quá nhạy cảm, đặc biệt nếu bạn đang trò chuyện với một người lạ.

Bạn có thể xin lời khuyên một người khách đang đứng cùng quầy trong siêu thị rằng: “Ôi em không biết cách chọn được dưa ngon, làm sao để có thể chọn được dưa ngọt vậy ạ?” nhưng không thể hỏi một người chẳng quen biết việc họ thấy thế nào về việc mẹ đơn thân hay những cách kiểm soát chồng – các vấn đề nhạy cảm.

6 Cách bắt chuyện khi không biết nói gì giữa đám đông

Dựa vào một “điểm đặc biệt” của đối phương

Nhiều người cho biết, cách bắt chuyện khi không biết nói gì đơn giản nhất mà họ áp dụng chính là dựa vào một “điểm đặc biệt” của đối phương để tạo thành chủ đề. Bạn có thể áp dụng cách bắt chuyện này trong mọi tình huống.

Chẳng hạn như bạn muốn làm thân với đồng nghiệp ngồi cạnh bên bạn nhưng không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể quan sát xem hôm nay họ có gì đặc biệt. Hôm nay cô ấy có thay đổi kiểu tóc hay không, đôi hoa tai của cô ấy có chất liệu gì, áo sơ mi cô ấy đang mặc thuộc thương hiệu nào hay cô ấy thường xuyên uống cà phê của thương hiệu nào. Lúc này, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều chủ đề để bạn có thể triển khai.

Một số mẹo giúp bạn giao tiếp tốt hơn

Áp dụng những cách bắt chuyện khi không biết nói gì được chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng tạo được cuộc đối thoại với một người mà bạn mong muốn.  Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả! Nếu bạn muốn tạo được ấn tượng tốt với đối phương, cần lưu ý cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách:

  • Thư giãn: Hãy ngừng lo lắng về việc mắc sai lầm khi trò chuyện. Lo lắng quá nhiều về những gì bạn sẽ nói tiếp theo có thể khiến bạn mất tập trung vào cuộc trò chuyện khi mọi thứ đang diễn ra. Thay vào đó, hãy thư giãn, thả lỏng để có thể khéo léo tiếp nối cuộc trò chuyện của mình và đối phương.
  • Hít một hơi thật sâu: Nếu bạn căng thẳng và lo lắng, bạn sẽ khó cảm thấy thoải mái hơn dù cho bạn có áp dụng những cách bắt chuyện khi không biết nói gì kể trên. Tốt nhất nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái và để cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên.
  • Lắng nghe và duy trì sự giao tiếp bằng mắt: Có thể bạn sẽ thấy sợ hãi khi cố gắng nói chuyện với ai đó, đặc biệt là khi hai người có rất ít điểm chung. Dù đã áp dụng cách bắt chuyện khi không biết nói gì, nhưng sau đó bạn vẫn… “đóng băng”? Bạn hoàn toàn có thể giảm bớt áp lực này bằng cách tập trung vào người khác. Trên thực tế, bạn không cần phải nói nhiều để kết nối với người khác. Nếu tiếp tục quá lâu, bạn thực sự có nguy cơ bị coi là người thô lỗ, kém tinh tế. Do đó, sau khi bắt đầu cuộc trò chuyện, hãy cố gắng nhìn đối phương và thể hiện cho họ biết bạn đang lắng nghe một cách nghiêm túc. Bạn không cần phải nhìn chằm chằm vào họ, nhưng bạn nên nhìn họ đủ để nhớ màu mắt của họ. Điều này truyền đạt sự tham gia và quan tâm đến cuộc đối thoại này.
  • Bày tỏ sự quan tâm: Có thể đặt một vài câu hỏi hợp lý để bày tỏ sự quan tâm của mình với những gì đối phương đang chia sẻ.
  • Chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ: Rất nhiều sự giao tiếp nằm ở những điều không được nói ra. Một động tác xoay người đơn giản có thể cho thấy họ muốn thoát khỏi cuộc trò chuyện, vì vậy bạn phải chú ý và phản hồi phù hợp.

6 Cách bắt chuyện khi không biết nói gì

Việc tạo dựng các kết nối xã hội mạnh mẽ vô cùng quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, giúp bạn có được những mối quan hệ chất lượng. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy giao tiếp là điểm yếu của mình, hãy thử những cách bắt chuyện khi không biết nói gì được chia sẻ trên để dần cải thiện khả năng giao tiếp của mình bạn nhé!

Bài viết liên quan