Mẹ và Con - "Con gái em làm gì có lỗi? Tại sao con phải tủi thân chịu đựng cảnh ông bà nội không thương cháu như vậy?" - Tâm sự bạn đọc gửi đến Tạp chí Mẹ và Con.

Chỉ vì sinh cháu gái mà ông bà nội không thương cháu, vợ chồng em vừa buồn vừa tủi thân, thấy con buồn lại sinh ra cảm giác bất lực, không biết phải nên làm gì…

Ông bà nội không thương cháu chỉ vì “trọng nam khinh nữ”

Cứ nghĩ chuyện trọng nam khinh nữ là chuyện của những thế hệ trước, từ xa xưa. Còn bây giờ khi mà xã hội hiện đại hơn, các câu chuyện, các phong trào kêu gọi bình đẳng giới nhan nhản trên tivi, báo đài thì không còn tình trạng thương cháu trai, ghét bỏ cháu gái. Nhưng không, bố mẹ chồng em là một trường hợp đi ngược lại với số đông.

Chồng em là con út trong nhà, trên chồng còn có thêm một anh trai cả và một chị hai. Gia đình chồng em là người Bắc, em là người Nam. Từ khi làm dâu, em đã thấy nhiều điều “lấn cấn” do khác biệt văn hóa và lối sống. Nhưng em cũng kệ, em chỉ quan trọng chồng em mà thôi.

Nhưng đến khi ông bà nội không thương cháu thì em không thể nhịn được nữa các chị ạ. Anh trai cả của nhà chồng em – con đích tôn, sinh được một thằng con trai mà mọi người vẫn hay gọi là cháu đích tôn. Ngày cháu chào đời, bố mẹ chồng vui vẻ không thôi, liên tục đến nhà anh chị chồng để chăm sóc cháu (anh chị chồng em ở riêng).

Xem thêm: Mệt mỏi và sợ hãi khi sống chung với mẹ chồng cổ hủ

Đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật 2 tuổi sinh nhật 3 tuổi, quốc tế thiếu nhi, lễ tết,… chưa ngày nào là ông bà thiếu quà cho cháu. Thậm chí, ông bà còn bắt vợ chồng em chuẩn bị quà cho cháu sao cho trang trọng nhất, không muốn cháu bị thiệt thòi.

Ban đầu em còn nghĩ mình thật may mắn vì ở trong gia đình chồng như thế này, ông bà thương cháu thì sau này con mình cũng đỡ khổ. Nhưng ông bà nội không thương cháu gái, chỉ thương cháu trai mà thôi.

ông bà nội chơi cùng cháu

Lúc biết em mang thai, ông bà cũng vui mừng ra mặt. Cũng ân cần hỏi han xem em có khó chịu ở đâu không, có muốn ăn gì không, có cần ông bà giúp gì không. Rồi ông bà mua quần áo, đồ chơi sẵn đó cho cháu. Nhưng đồ toàn đồ con trai, đồ chơi cũng vậy nên em cũng đoán biết được ông bà kỳ vọng em lại sinh thêm một đứa cháu trai cho ông bà.

Ngày em vượt cạn thành công, bác sĩ thông báo ông bà và gia đình có một cô công chúa nhỏ. Nghe đến đây, ông bà liền từ bệnh viện về nhà, không thèm nhìn cháu đến một cái. Và kể từ đó, câu chuyện ông bà nội không thương cháu ngày một xảy ra nhiều vấn đề hơn.

Sau khi sinh con ở bệnh viện, em ở cữ nhà bố mẹ đẻ 6 tháng. Suốt thời gian này, ông bà chưa một lần đến thăm cháu dù nhà chỉ ở cách nhau khoảng 50 km.

Và ông bà cũng không một lần gọi điện hỏi thăm hay nhìn mặt cháu (bố mẹ chồng em xì teen lắm, biết dùng Zalo với Facebook, biết video call đàng hoàng). Em chán nản với cảnh ông bà nội không thương cháu gái, chỉ thương cháu trai nhưng mà nghĩ mình còn đang ở cữ, sức khỏe và con cái mới là điều quan trọng nhất, em cũng chẳng thèm đoái hoài gì tới chuyện này.

Xem thêm:

Nhưng con gái em thì ngày một lớn, cũng dần cảm nhận được ông bà nội không thương cháu. Chẳng hạn như khi ông bà ở cùng 2 đứa cháu thì chỉ ôm ấp, hun hít con của anh chị còn con em thì cứ để cháu chơi ở đó, không ngó ngàng gì đến. 

Cháu chơi cùng bà

Con anh chị sụt cân, ông bà lo đến phát ốm, thậm chí còn gọi bác sĩ riêng về nhà. Con em bỏ ăn do sốt mọc răng, ông bà bảo con gái chỉ giỏi làm nũng, do bố mẹ chiều riết nên con mới sinh hư.

Hay thậm chí lần gần nhất là lễ mừng thọ của ông bà. Vợ chồng anh chị và vợ chồng em thống nhất sẽ cử hai đứa nhỏ để biếu quà mừng cho ông bà cũng như đọc một bài vè gia đình tự sáng tác để chúc thọ cho ông bà.

Khi cháu trai đọc, ông bà khen cháu ngoan, cháu có hiếu, cháu thông minh lễ phép. Còn khi cháu gái đọc, ông bà mặt lạnh tanh không nói một lời. Con gái em còn nhỏ nhưng cũng cảm nhận được ông bà nội không thương cháu nên cũng dần không gần gũi với ông bà, chỉ chúc thọ xong lại chỗ bố mẹ. 

Trong bữa ăn tiệc, ông bà gắp nào thịt gà, nào tôm, nào chả giò cho cháu trai. Còn cháu gái? Tự biết thân biết phận mà ăn, ông bà không quan tâm. Thậm chí ăn nhiều còn bị nói là lãng phí.

Người lớn như em với chồng em thì không sao, ông bà nội không thương cháu cũng mặc kệ. Nhưng còn con gái em, con làm gì có lỗi? Tại sao con phải tủi thân chịu đựng cảnh ông bà nội không thương cháu như vậy?

– Tâm sự bạn đọc –

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?