Không thể ngủ liên tục mà giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, uể oải, không thể tỉnh táo sau khi ngủ dậy. Do đó, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để việc ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân ngủ chập chờn không sâu giấc là gì?
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc có thể kể đến như:
- Rối loạn giấc ngủ: Người bị rối loạn giấc ngủ, có các triệu chứng như chứng chân không nghỉ, ngưng thở khi ngủ… thường dễ bị gián đoạn giấc ngủ, không thể ngủ một mạch đến sáng.
- Do yếu tố tuổi tác: Thông thường, những người cao tuổi đã có nhiều thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày nên ban đêm sẽ dễ bị ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Do thuốc kê đơn: Một số thuốc điều trị bệnh phải uống vào ban đêm khiến bạn đang ngủ phải thức dậy để uống thuốc. Lặp đi lặp lại việc thức đột ngột giữa đêm cũng dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.
- Vấn đề sức khỏe: Người mắc chứng tiểu đêm, gặp các vấn đề về nội tiết tố, có bệnh lý thần kinh, phổi, tim mạch,… thường rất khó để chìm sâu vào giấc ngủ.
- Căng thẳng: Những người đang gặp nhiều áp lực công việc, đang gặp các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm,… cũng hay gặp tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Rối loạn đồng hồ sinh học: Nếu phải chuyển đổi ca làm việc giữa ngày và đêm, vừa đi du lịch/du học sang một đất nước khác không cùng múi giờ với quốc gia sinh sống cũng dễ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Hoàn cảnh đặc biệt: Trong tình huống phải thức dậy giữa đêm để làm việc, thực hiện một công việc nào đó như thay tã cho con, cho con bú,… bạn sẽ dễ rơi vào vấn đề ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Điều kiện phòng ngủ: Phòng ngủ có nhiệt độ chưa phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh), phòng ngủ quá sáng, không gian xung quanh phòng ngủ quá ồn ào,… cũng khiến bạn dễ bị ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Bị ảnh hưởng từ người nằm cạnh: Người nằm cạnh thường xuyên trở mình khi ngủ, ngáy quá to, hay nghiến răng,… cũng sẽ khiến bạn dễ giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
- Lối sống không lành mạnh: Những người thường xuyên dùng điện thoại quá khuya, hay dùng chất kích thích, caffein, uống rượu bia,… cũng dễ gặp tình trạng giấc ngủ gián đoạn.
Những dấu hiệu của người ngủ chập chờn ngủ không sâu
Nếu bạn thường xuyên ngủ chập chờn không sâu giấc, bạn sẽ thấy một biểu hiện rất thường gặp chính là thức dậy một hoặc một vài lần trong khi ngủ và khó ngủ lại.
Tùy theo tình trạng cơ địa của mỗi người mà có người sau khi tỉnh dậy một vài phút đã có thể quay trở lại giấc ngủ nhưng cũng có người phải mất đến vài chục phút mới bắt đầu đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, một biểu hiện khác của người ngủ chập chờn không sâu giấc chính là ngủ nửa tỉnh nửa mê, mơ nhiều, giấc ngủ gián đoạn. Và, không phải ai cũng có thể biết mình đang gặp tình trạng giấc ngủ không sâu.
Chẳng hạn như những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, thường thở hụt hơi dẫn đến gián đoạn giấc ngủ ở mức nhẹ, ngắn sẽ không thể nhận ra.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể biết mình bị ngủ chập chờn không sâu giấc nếu thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày mặc dù buổi tối có đi ngủ sớm, ngủ đủ giờ.
Khắc phục tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc như thế nào?
Một số giải pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người ngủ không ngon, giấc ngủ hay bị gián đoạn như sau:
Cải thiện chất lượng không gian phòng ngủ
Không gian phòng ngủ nên yên tĩnh, tránh xa khu vực phòng khách – nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Nhiệt độ phòng ngủ nên ở tầm 27-28 độ C, không quá lạnh nhưng cũng không gây tình trạng nóng nực bí bách.
Xem thêm: Uống 6 loại trà thảo mộc này mỗi tối để có giấc ngủ sâu hơn, bạn nhé!
Tạo thói quen ngủ nghỉ hợp lý
Thay đổi các thói quen liên quan đến giấc ngủ cũng giúp bạn phần nào khắc phục được tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc. Theo đó:
Không nên sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút
- Ngủ đúng giờ, duy trì một thời điểm đi ngủ và thức dậy mỗi ngày
- Chủ động ngủ sớm, không thức quá khuya (thời gian thích hợp nhất để bắt đầu đi ngủ là từ 21 giờ đến 22 giờ).
- Không dậy quá trễ dù cho bạn không có nhiều việc để làm vào buổi sáng
- Không ngủ trưa quá nhiều: Chỉ nên ngủ trưa trong khoảng 15-30 phút, tránh ngủ trưa quá nhiều khiến buổi tối cơ thể không buồn ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc
Thư giãn trước giờ đi ngủ
Nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích, đọc vài trang sách hay ngâm mình trong bồn tắm,… hãy làm bất cứ điều gì để bạn cảm thấy thư giãn trước khi đi ngủ. Đánh bay những suy nghĩ, lo toan trong đầu sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn, không còn bị gián đoạn giấc ngủ.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Không sử dụng các chất kích thích, nói không với trà, cà phê hoặc rượu bia là những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục tình trạng chất lượng giấc ngủ không được tốt.
Vận động trước khi ngủ
Một mẹo hay để tránh tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc chính là chịu khó vận động trước khi ngủ. Một số bài vận động nhẹ nhàng như tập yoga sẽ khiến bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên vận động quá sức vào buổi tối để tránh tình trạng mệt mỏi làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ bạn nhé.
Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia
Nếu đã áp dụng mọi biện pháp để khắc phục tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc nguyên nhân của việc gián đoạn giấc ngủ là do bệnh lý, do đang sử thuốc, nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia hỗ trợ biện pháp khắc phục.
Ngủ chập chờn không sâu giấc có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu sau khi thức dậy. Do đó, hãy cố gắng để tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt bạn nhé!