Mẹ và Con - Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời điều trị. Vậy bạn có biết những nguyên nhân nào dẫn đến chứng ngưng thở này?

Là một dạng rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bệnh học không.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này cũng như cách điều trị để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ nói riêng và tình hình sức khỏe nói chung.

Tổng quan về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì ? 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ tiếng Anh là Obstructive Sleep Apnea – OSA. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể gây tử vong nhưng lại có rất ít người biết được mình đang mắc bệnh do bệnh chỉ xảy ra trong lúc cơ thể đã đi vào giấc ngủ. Chỉ có khoảng 10% bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở đi ngủ kịp thời phát hiện và đến bệnh viện thăm khám, điều trị.

Hội chứng này được chia làm 3 nhóm chính là: ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung ương (CSA) và ngưng thở hỗn hợp (MSA). Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn là vấn đề phổ biến nhất. Theo thống kê thì trong số người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, có 4% nam giới bị ngưng thở tắc nghẽn. Ở nữ giới, con số này là 2%.

Bản chất của hội chứng ngưng thở khi ngủ chính là gây ra các cơn tắc nghẽn đường hô hấp do cơ họng được nghỉ ngơi, các mô mềm ở hầu họng và lưỡi được giãn ra trong giấc ngủ. Lúc này, người bệnh sẽ bị tắc nghẽn đường thở trên hoặc tắc nghẽn toàn phần. 

hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu ngưng thở kéo dài thì không khí đi qua vùng nghẽn này sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu. Lúc này, não sẽ được đánh thức và chỉ huy cơ thể để thở, khiến cơ hoành và cơ ngực làm việc nhanh để ép không khí qua vùng hẹp. Như vậy, bạn sẽ có triệu chứng khịt mũi, ngáy hoặc thở gấp. 

Khi hơi thở quay trở về trạng thái bình thường, não sẽ tiếp tục đi vào giấc ngủ và quá trình ngưng thở lại bắt đầu. Vòng tuần hoàn này diễn ra liên tục và trở thành hội chứng ngưng thở khi ngủ. 

Trẻ em có bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ không ?

Liệu có hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em hay hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh không? Câu trả lời chính là có! Cả người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ này.

>> Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng

hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Các dấu hiệu của người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người bị ngưng thở trong lúc ngủ thường có các biểu hiện nhận biết sau đây:

  • Ngáy to
  • Thở hổn hển khi ngủ
  • Miệng khô khi thức giấc
  • Nhức đầu buổi sáng
  • Khó ngủ (mất ngủ)
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
  • Khó tập trung cao độ
  • Dễ cáu gắt

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là do thừa cân và béo phì. Trong khi ngủ, khi cổ họng và cơ lưỡi được thả lỏng hơn, các mô mềm có thể khiến đường thở bị tắc nghẽn. 

Hơn một nửa số người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do thừa cân (chỉ số BMI, từ 25-29,9) hoặc béo phì (BMI từ 30,0 trở lên). Nam giới có chu vi cổ trên 17 inch (43 cm) và phụ nữ có chu vi cổ trên 15 inch (38 cm) có nguy cơ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn cao hơn.

Các thống kê cho thấy, tăng 10% trọng lượng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn của bạn lên sáu lần, mặc dù vấn đề này sẽ từ từ giảm đi sau tuổi 60.

Các nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ khác dẫn đến  chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bao gồm:

  • Cổ họng hẹp
  • Suy giáp
  • Dị ứng
  • Lệch vách ngăn (vấn đề về cấu trúc mũi)
  • Gặp vấn đề sức khỏe làm tắc nghẽn đường hô hấp trên
  • Hút thuốc
  • Nghiện rượu hoặc ma túy

Ở trẻ em, các nguyên nhân gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường bao gồm viêm amidan hoặc u tuyến phì đại và các tình trạng răng miệng khác. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm có khối u hoặc dị vật bất thường trong đường thở và các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và hội chứng Pierre-Robin. 

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương. Các bác sĩ gọi đây là hội chứng ngưng thở khi ngủ “vô căn”.

Tuy nhiên, có thể thấy, chứng ngưng thở trung ương thường liên quan mật thiết đến các bệnh lý khác như đột quỵ, suy tim, suy thận, chấn thương đầu, u não… Một số loại thuốc đặc trị cũng có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương. 

Nếu bạn cảm thấy bất thường trong lúc ngủ sau khi sử dụng các loại thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để có thể điều chỉnh thuốc phù hợp.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngưng thở trong lúc ngủ. Theo đó, người cao tuổi sẽ dễ mắc hội chứng này hơn. Khoảng 4% -9% người lớn tuổi, trung niên được cho là mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trong số những người trên 65 tuổi, ước tính có ít nhất 10% mắc bệnh này. 

Lão hóa ảnh hưởng đến khả năng của não trong việc giữ cho các cơ ở đường thở trên căng cứng trong khi ngủ, làm tăng khả năng đường thở bị thu hẹp hoặc xẹp xuống, dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bên cạnh đó, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổ biến ở nam giới gấp 4 lần so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và sau giai đoạn mãn kinh sẽ dễ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hơn.

Những yếu tố khác liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Khoảng 25% – 40% những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có các thành viên trong gia đình mắc bệnh này. Các chuyên gia cũng đặt ra giả thuyết liệu bệnh có di truyền hay không.
  • Chủng tộc: Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người dân đảo Thái Bình Dương hơn ở người da trắng.

nguy cơ nào dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ

Biến chứng khi bị ngưng thở trong lúc ngủ’

Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm bệnh lý tim mạch và thậm chí gây tử vong sớm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ với các tình trạng sức khỏe như huyết áp cao (tăng huyết áp), đột quỵ, đau tim, tiểu đường, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đau thắt ngực về đêm, suy tim, suy giáp và nhịp tim bất thường,…

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ còn có liên quan đến tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, làm tăng nguy cơ bị tai nạn xe và trầm cảm.

Vì vậy, điều quan trọng là việc phát hiện các triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ và kịp thời đến bệnh viện điều trị. 

Tùy theo nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì, các bác sĩ sẽ có thể hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp phù hợp. Do đó, nếu thấy có dấu hiệu bị ngưng thở khi ngủ, đừng ngần ngại tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bạn nhé.

Bài viết liên quan