Mẹ và Con - Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên quấy khóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bố mẹ. Làm thế nào để giúp con ngủ ngon và bố mẹ bớt căng, thẳng, mệt mỏi? Cùng tìm hiểu với Mẹ và Con, bạn nhé!

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Hơn nữa trẻ ngủ sâu giấc, không quấy khóc sẽ giúp bố mẹ đỡ căng thẳng, áp lực hơn. Tuy nhiên trên thực tế không phải đứa trẻ nào cũng ngủ sâu giấc. Vậy trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc bố mẹ nên làm gì và nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân sinh lý

Giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ cũng được chia thành hai giai đoạn là:

  • Giấc ngủ REM (rapid eye movement)
  • Giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement)

Ở người lớn Non-REM chiếm đến 75% thời gian ngủ và REM chiếm 25%. Tuy nhiên ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh REM chiếm đến 50%. Đặc biệt của giấc ngủ REM là mặc dù ngủ nhưng não bộ và các bộ phận hô hấp lại hoạt động nhanh hơn trẻ sẽ thở nhanh và nhịp tim cũng tăng nhanh. Do đó, trẻ sẽ ngủ không sâu giấc và rất dễ thức giấc khi bị tác động từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bú không no hay quá no cũng khiến trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Khi trẻ lớn lên, biết bò và biết đi. Vận động vào ban ngày tăng, mọc răng… cũng làm trẻ khó đi vào giấc ngủ. 

trẻ ngủ ngon

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể do một vài bệnh lý, đặc biệt là thiếu canxi khiến cơ thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ. Đồng thời trẻ thiếu các vi chất như: Magie, kẽm… cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ. Đặc biệt là trẻ thiếu chất sắt có thể gây hội chứng chân không yên. Đặc trưng của hội chứng này chính là trẻ sẽ muốn cử động chân trong giai đoạn đầu của giấc ngủ. Vì vậy, hội chứng khiến trẻ mệt mỏi vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như: viêm mũi xoang, viêm . viêm phổi, viêm họng. viêm phế quản, viêm amidan… sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mở miệng khi ngủ để thở, trẻ ngủ ngáy dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.

Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trẻ bị mộng du (rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomnia): sau khi ngủ được một lúc trẻ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ… Những trẻ mắc rối loạn này đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.

Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở. Trẻ thường khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.

Các nguyên nhân do sinh hoạt

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể do thói quen của bố mẹ vô tình tạo cho bé trong quá trình chăm sóc như: tạo thói quen bế bồng, nằm võng nôi khi ngủ… về lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẵm hoặc khi không có những dụng cụ hỗ trợ.

Thời gian nghỉ ngơi của trẻ không hợp lý, trẻ ngủ vào ban ngày quá nhiều, quá dài. Đặc biệt trẻ ngủ kéo dài đến 5 giờ chiều sẽ làm trẻ khó ngủ vào buổi tối. Bên cạnh đó, nơi ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng hay trẻ tiếp xúc với nguồn sáng trước khi ngủ: tivi, điện thoại, máy tính… sẽ khiến cơ thể sản xuất melatonin – một loại hormone của cơ thể có công dụng điều hòa nhịp sinh học ngủ và thức giúp cơ thể ngủ ngon hơn và thức dậy tỉnh táo hơn.

Môi trường xung quanh chỗ ngủ của bé quá ồn ào., nơi ngủ của bé thay đổi thường xuyên làm bé cảm thấy không an toàn và gây khó chịu. Do điều kiện ngủ kém vệ sinh như: tã bỉm của bé bị ướt, quần áo chật, giường chiếu có côn trùng khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu.

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Cách khắc phục trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Tình trạng trẻ ngủ không đủ và không sâu giấc thường mang đến nhiều phiền toái cho bố mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên ghi nhớ những chú ý sau đây:

Nên tạo cho bé thói quen ngủ tốt và biết phân biệt giữa ngày và đêm. Vào ban ngày, các bạn nên mở cửa để ánh sáng lọt vào phòng. Hơn nữa, bạn không cần hạn chế tiếng ồn thường ngày như: máy giặt, tivi… và nên thường xuyên chơi với bé để tạo thói quen và không gây cảm giác buồn ngủ cho trẻ. Tuy nhiên vào ban đêm các bạn nên giữ cho phòng ngủ thật tối hoặc ánh sáng nên ở mức nhẹ. Đồng thời bạn cần giữ cho không gian yên tĩnh và không nên trò chuyện nhiều với bé, tuyệt đối tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Dạy cho trẻ thói quen tự ngủ bằng cách tập cho bé đi ngủ vào một giờ cố định và không để bé nằm võng lắc, đu đưa hay bồng bế trẻ. Bạn nên sắp xếp lịch bú hay lịch ăn của bé vào khung giờ thích hợp để bé không đói hay quá no khi ngủ.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Ngoài ra, xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, bé sẽ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Từ đó bé rất dễ bị thừa hay thiếu cân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thể chất, tâm lý và khả năng vận động của trẻ sau này.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sức đề kháng tự nhiên cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm chứa hàm lượng lysine, các vi khoáng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển như: kẽm, selen, vitamin B… Từ đó bé nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Trẻ ít ốm vặt, các vấn đề tiêu hóa… từ đó sẽ khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc…

giấc ngủ của trẻ

Trẻ bị mất ngủ là một trong những nỗi lo sợ chung của bất kỳ bố mẹ bỉm sữa nào. Hy vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc trên đây sẽ hỗ trợ bố mẹ trong quá trình nuôi dạy con dễ dàng hơn. 

Bài viết liên quan

giấc ngủ sâu

5 giai đoạn của giấc ngủ, hiểu để có giấc ngủ tốt hơn

Mẹ và Con - Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cũng như việc cần cung cấp dinh dưỡng hàng ngày. Đây là yếu tố để phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh và cân bằng khẩu vị. Đồng thời điều chỉnh cân bằng các hormone, cũng như cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Vậy bạn đã biết các giai đoạn của giấc ngủ chưa?