Mẹ và Con - Bạn đang khó chịu vì thường xuyên bị giật mình vào giữa khuya, đặc biệt là vào những mốc thời gian cụ thể? Điều này làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ cũng như thể chất và tinh thần của bạn.

Đột nhiên thức dậy vào giữa khuya không phải là hiện tượng hiếm gặp. Rất nhiều người bị thức giấc nhiều lần vào ban đêm nhưng không nhận ra vì họ cũng nhanh chóng chìm lại vào giấc ngủ. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên thức dậy ở các cột mốc cụ thể như: 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng… và không thể ngủ lại ngay lập tức thì đây có thể là một vấn đề về sức khỏe.

Đa số những người thường thức dậy vào những mốc thời gian cụ thể trong đêm có thể là do bị rối loạn giấc ngủ, gặp căng thẳng hoặc mắc phải tình trạng sức khỏe nào đó. Nếu như nó không xảy ra thường xuyên có thể không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại mỗi đêm thì có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chu kỳ giấc ngủ và tình trạng đột nhiên thức dậy giữa khuya

Một giấc ngủ ban đêm sẽ bao gồm nhiều chu kỳ ngủ. Tình trạng thức dậy nhiều lần trong một đêm của những chu kỳ này không phải là hiếm gặp mặc dù hầu hết, mọi người đều sẽ ngủ lại ngay sau đó. Một người trưởng thành sẽ có nhiều chu kỳ diễn ra trong suốt từ 7 – 9 giờ ngủ.

Các giai đoạn của chu kỳ ngủ sẽ bao gồm:

  • Đưa cơ thể chuyển đổi từ thức sang ngủ
  • Ngủ nhẹ
  • Bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu
  • Giấc ngủ REM.

Tùy vào cơ địa mỗi người, độ dài của từng giai đoạn giấc ngủ cũng thay đổi trong suốt đêm khác nhau. Thông thường, mọi người đều có chu kỳ ngủ sâu sớm hơn vào ban đêm cũng như chu kỳ ngủ REM sẽ dài hơn khi gần sáng. Có thể bạn chưa biết, nhưng giấc ngủ REM là giấc ngủ nhẹ hơn khi não bộ bắt đầu đưa bạn đến những giấc mơ.

ngủ không ngon

Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên thức giấc giữa khuya

Căng thẳng

Một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên đột nhiên thức dậy vào giữa khuya là do căng thẳng. Theo các nghiên cứu cho biết, khi căng thẳng, cơ thể sẽ kích hoạt các triệu chứng thần kinh giao cảm. Điều này sẽ làm cho bạn dễ bị giật mình thức giấc giữa đêm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp và khó có thể ngủ trở lại một lần nữa.

Mức độ căng thẳng tăng cao nếu như có nhiều điều lo lắng cho cuộc sống, hoặc những thay đổi xung quanh công việc, các mối quan hệ, tài chính, môi trường, tài chính…

Để hạn chế tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như thể chất, bạn nên tìm đến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất, điều chỉnh lại lối sống và giảm bớt căng thẳng, lo âu.

Mất ngủ

Tình trạng này xảy ra khi bạn thức khuya quá lâu, khó thể đi vào giấc ngủ, và khi đột nhiên thức dậy vào giữa khuya sẽ khó có thể ngủ lại được. Tình trạng này vô cùng phổ biến, một nguyên cứu cho thấy, số người mất ngủ chiếm đến 10 – 20% dân số thế giới và thường gặp nhất ở người lớn tuổi.

Lão hóa có thể làm bạn hay thức dậy vào giữa khuya

Khi bạn già đi, chu kỳ giấc ngủ cũng sẽ thay đổi. Vì thế có thể nói, lão hóa đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ. Bạn có thể dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ để có được giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng vào thuốc ngủ vì nó có thể làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của bạn.

Theo thời gian, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị suy giảm. Con người sẽ khó ngủ sâu hơn, dễ bị đánh thức bởi những yếu tố bên ngoài như âm thanh, ánh sáng. Thời gian ngủ và thức của bạn cũng sẽ bị thay đổi theo độ tuổi. Tốt hơn, nếu còn trẻ, bạn nên tiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học hơn.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh lý có thể mang nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như: thuốc chống trầm cảm, thuốc corticosteroid…

Nếu như bạn đang sử dụng một loại thuốc thường xuyên và nghi ngờ rằng đây là nguyên nhân quấy rối giấc ngủ của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để được thử một loại thuốc khác.

Các tình trạng sức khỏe khác

Một số bệnh lý sau đây có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và làm bạn đột nhiên thức dậy vào giữa khuya:

  • Chứng ngưng thở trong lúc ngủ: Tình trạng này làm cho bạn bị ngừng thở lúc ngủ
  • Bệnh trào ngược dạ dày gây ợ nóng, khó tiêu
  • Viêm khớp
  • Hội chứng chân bị run rẩy
  • Trầm cảm
  • Bệnh thần kinh: Chứng rối loạn này có thể làm cho bạn cảm thấy ngứa ran ở cánh tay và chân
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Làm cho nam giới cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên.

Nếu như mắc phải một hoặc nhiều những bệnh lý trên, hãy tìm cách điều trị triệt để sẽ giúp bạn ngủ ngon và dễ dàng kiểm soát chứng mất ngủ hơn.

đột nhiên thức dậy vào giữa khuya

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Mất ngủ, đột nhiên thức dậy vào giữa khuya cũng có thể là do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn không khoa học, như:

  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính…
  • Sử dụng thuốc lá, rượu, bia, caffein trước khi ngủ
  • Ăn khuya nhiều
  • Ngủ ở những nơi khiến tâm trạng cảm thấy không an toàn
  • Ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ quá muộn
  • Không tập thể dục thường xuyên.

Khắc phục tình trạng thức dậy vào giữa khuya

Để giúp khắc phục tình trạng thức dậy vào nửa đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ, sử dụng thuốc ngủ tất nhiên không phải là một giải pháp an toàn. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng những biện pháp sau đây để có được giấc ngủ tốt hơn:

  • Ổn định giờ ngủ nhất định vào mỗi đêm, và thiết lập cơ thể thức dậy ở cùng một thời điểm vào buổi sáng
  • Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… trước khi ngủ
  • Hãy ngủ trong không gian thoải mái, cảm thấy an toàn, tối và yên tĩnh
  • Tắt màn hình điện thoại, máy tính, tivi trước khi tắt đèn
  • Không nên uống đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ
  • Hãy đi ngủ nếu bạn đã đủ buồn ngủ trước khi lên giường và không nên nằm một chỗ quá 20 phút mà vẫn không thể ngủ được
  • Áp dụng vài thói quen ban đêm giúp thư giãn đầu óc như nghe nhạc nhẹ, đọc sách, thiền…

thức dậy vào giữa khuya

Đột nhiên thức dậy vào giữa khuya chắc hẳn là một tình trạng vô cùng khó chịu cho bất cứ ai, nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh lý hay hiện tượng tâm linh gì cả. Căng thẳng tạm thời hoặc một vài nguyên nhân khác cũng có thể làm bạn thường xuyên thức dậy vào nửa đêm. Tuy nhiên nếu nó kéo dài thường xuyên mặc dù đã thử mọi cách khắc phục, hãy tìm đến lời khuyên của bác sĩ. Tạp chí Mẹ và Con chúc bạn áp dụng thành công và luôn có một giấc ngủ ngon nhé!

Bài viết liên quan

giấc ngủ sâu

5 giai đoạn của giấc ngủ, hiểu để có giấc ngủ tốt hơn

Mẹ và Con - Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cũng như việc cần cung cấp dinh dưỡng hàng ngày. Đây là yếu tố để phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh và cân bằng khẩu vị. Đồng thời điều chỉnh cân bằng các hormone, cũng như cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Vậy bạn đã biết các giai đoạn của giấc ngủ chưa?