Mẹ và Con - Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm có phải là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ không thực tổn?

Ngày nay, không chỉ người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng gặp vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Chính xác thì rối loạn giấc ngủ không thực tổn có mấy dạng và giải pháp cho người bệnh lúc này là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì ?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thường xuyên giật mình tỉnh giấc giữa đêm hoặc cảm thấy mệt sau khi thức dậy. Tình trạng mệt mỏi, kém thoải mái có thể kéo dài và khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong công việc, sinh hoạt và trong cuộc sống.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Phân loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Chúng ta có thể gặp nhiều dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác nhau. Trong đó, tiêu biểu nhất là các dạng sau đây:

Mất ngủ không thực tổn

Người bị mất ngủ không thực tổn thường ngủ ít hơn 5 giờ/ngày. Tình trạng mất ngủ này sẽ xảy ra 3-4 lần/tuần và diễn ra liên tiếp trên 1 tháng. Khi đó, người bệnh thường mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

Có thể bạn quan tâm: Top 6 cách trị mất ngủ không dùng thuốc siêu hiệu quả

Tình trạng mất ngủ do rối loạn giấc ngủ không thực tổn không phải là triệu chứng của các nhóm bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và cũng không phải xuất phát từ các bệnh lý thực tể (bệnh thần kinh, nội tiết, bệnh lý tim mạch, hô hấp,…). Và đây cũng không phải triệu chứng xuất phát do tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa chất.

Ngủ nhiều

Ngủ nhiều nhưng vẫn mệt mỏi, có cảm giác buồn ngủ thì có phải bệnh không? Ngủ nhiều cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn khi người bệnh ngủ trên 10 giờ mỗi ngày nhưng lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ. Cũng như việc mất ngủ không thực tổn, ngủ nhiều được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ khi tình trạng kéo dài trên 1 tháng.

bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Một dạng khác của rối loạn giấc ngủ không thực tổn chính là rối loạn nhịp thức – ngủ. Nghĩa là chu kỳ giấc ngủ của bạn bị đảo lộn, thường xuyên ngủ ban ngày nhưng lại thức về đêm. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong đó chủ yếu là do tính chất công việc.

Rối loạn nhịp thức – ngủ thường gặp ở những người thường xuyên thay đổi múi giờ quốc tế, chẳng hạn như phi công, tiếp viên hàng không. Người phải làm ca đêm cũng dễ bị tình trạng rối loạn này. 

Khi bị rối loạn nhịp thức – ngủ, bạn cũng sẽ dễ gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác, chẳng hạn như cảm thấy ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ,…

Chứng miên hành (mộng du)

Mộng du cũng được xếp vào dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Người bị mộng du có thể xuất hiện các triệu chứng như đi khỏi giường bệnh trong lúc ngủ, nét mặt trống rỗng, mắt mở hoặc nhắm, nói chuyện trong vô thức, khi thức dậy thì không nhớ được trong lúc ngủ mình đã làm gì.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn này thường xảy ra vào khoảng ⅓ đầu tiên của giấc ngủ, và cũng không có các bệnh lý thực thể đi kèm.

Hoảng sợ khi ngủ

Đã bao giờ bạn cảm nhận được cơn hoảng sợ tột độ trong lúc ngủ, khi bạn bỗng dưng phát ra những âm thanh to, cơ thể cử động nhanh, hoạt động thần kinh tự trị tăng cao mà không biết mình đang bị gì? Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, xảy ra trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ.

rối loạn và hoảng sợ khi ngủ

Nếu bị tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn này, bạn sẽ thấy mình thường xuyên kêu thét, hoảng sợ, cơ thể cử động liên tục, kéo dài trong khoảng 1-10 phút và lặp lại một lần hoặc nhiều lần trong một giấc ngủ. Chứng hoảng sợ khi ngủ còn có thể khiến bạn thở nhanh và gấp hơn, vã mồ hôi, mạch nhanh, đồng tử giãn ra,…

Ác mộng

Gặp ác mộng cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Tình trạng này có thể xảy ra kể cả giấc ngủ trưa, những giấc nghỉ ngơi ngắn thay vì chỉ xuất hiện vào các giấc ngủ đêm, kéo dài nhiều tiếng. 

Khi gặp ác mộng, bạn sẽ có biểu hiện nói nhảm, khóc lóc, run sợ. Khác với tình trạng hoảng sợ trong khi ngủ, người gặp ác mộng có thể nhớ được các chi tiết của giấc mơ. 

Chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm xúc của bạn, khiến bạn đau buồn, lo âu, ám ảnh,… những chi tiết xảy ra trong mơ.

Chứng ngủ rũ

Một dạng khác cũng rất phổ biến của người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn chính là chứng ngủ rũ, khiến người bệnh có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày. Người bệnh không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ. Đặc biệt, cơn buồn ngủ thường diễn ra khi đang hoạt động, chẳng hạn như đang nói chuyện, đang làm việc, đang nói chuyện,…

Chứng ngủ rũ

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm:

  • Do tuổi già, lão hóa
  • Bị rối loạn tâm thần
  • Do hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bị tổn thương hệ thần kinh trung ương
  • Cơ thể có bệnh lý về hô hấp gây giảm thể tích sống và lưu lượng thông khí
  • Mắc bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý nội tiết chuyển hóa
  • Thay đổi môi trường sống
  • Căng thẳng, stress quá mức

Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Để khắc phục vấn đề nghiêm trọng liên quan đến giấc ngủ này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Chủ động cải thiện giấc ngủ: Một số biện pháp bạn có thể áp dụng như không uống rượu, không uống cà phê, hạn chế dùng chất kích thích trước khi ngủ; đặt ra lịch đi ngủ đều đặn mỗi ngày; sắp xếp không gian phòng ngủ gọn gàng sạch sẽ; tránh xe thiết bị điện tử trước khi ngủ; không xem phim rùng rợn, không vận động mạnh trước khi ngủ; không ăn tối quá no trước khi ngủ;…
  • Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Không làm việc hay để cho bản thân căng thẳng trước khi ngủ; cố gắng áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; không để bản thân rơi vào tình trạng áp lực quá mức;…
  • Tập thể dục: Nên tập thể dục ít nhất 3 ngày/tuần với mỗi lần tập tối thiểu 30 phút để ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, giải phóng năng lượng tiêu cực và cải thiện tâm trạng.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn khó tưởng chừng không nghiêm trọng nhưng thực tế lại ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi của chúng ta. Do đó, hãy kiên nhẫn điều trị nếu bản thân chẳng may gặp phải tình trạng này bạn nhé!

Bài viết liên quan

giấc ngủ sâu

5 giai đoạn của giấc ngủ, hiểu để có giấc ngủ tốt hơn

Mẹ và Con - Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cũng như việc cần cung cấp dinh dưỡng hàng ngày. Đây là yếu tố để phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh và cân bằng khẩu vị. Đồng thời điều chỉnh cân bằng các hormone, cũng như cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Vậy bạn đã biết các giai đoạn của giấc ngủ chưa?