Chúng ta thường nghe nói về những nguy hiểm thực sự của việc ngủ quá ít, nhưng ở một khía cạnh khác, ngủ quá nhiều cũng đem đến một số tác hại. Chúng ta vẫn thường biết rằng giấc ngủ là khoảng thời gian cơ thể tự sửa chữa và phục hồi, và việc nghỉ ngơi quá ít có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe.
Bạn có đang ngủ quá nhiều?
Tiêu chuẩn vàng của giấc ngủ đủ thông thường là 8 giờ đồng hồ. Nhưng các chuyên gia tại National Sleep Foundation đã mở rộng phạm vi trong khoảng đến 7-9 giờ. Đây là khoảng thời gian ngủ được khuyến cáo đối với hầu hết người lớn từ 18 – 64 tuổi. Một số nhà khoa học khác tại đại học bang Arizona thì lại nhận định rằng, ngủ khoảng 7 giờ là tốt nhất.
Thời lượng ngủ đủ phần nào còn tùy thuộc vào từng cá nhân vì một số người sẽ cảm thấy sảng khoái sau một giấc ngủ kéo dài 7 giờ đồng hồ và những người khác có thể cần lâu hơn một chút. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu và đối với hầu hết các chuyên gia, hơn ngủ hơn 9 giờ được coi là thời lượng ngủ quá nhiều, quá dài đối với người lớn.
Nếu bạn thỉnh thoảng “nướng” một giấc đến 9 giờ, 10 giờ sáng vào cuối tuần, điều đó có vẻ không có gì to tát. Nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ hơn 9 giờ thì nên cẩn thận xem xét tình trạng sức khỏe của mình.
Nếu bạn ngủ quá nhiều, điều đó có thể phản ánh chất lượng của giấc ngủ của bạn đang đi xuống. Theo Michele Roberge, một chuyên gia điều trị nhận định rằng cơ thể bạn cần một giấc ngủ sâu để phục hồi và nếu điều đó không kéo dài trong 8 giờ cơ thể bạn sẽ cố gắng kéo dài thời gian ngủ để đạt được chất lượng giấc ngủ cần thiết.
Tác hại đến sức khỏe của việc ngủ quá nhiều
Suy giảm chức năng não và sức khỏe tinh thần
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với não bộ, vì não bộ loại bỏ các sản phẩm phụ chất thải, cân bằng chất dẫn truyền thần kinh và xử lý ký ức khi nghỉ ngơi. Ở cả hai cực ngắn và dài, nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần.
Một dữ liệu từ nền tảng rèn luyện trí não Lumosity của các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, hiệu suất nhận thức khi cho người khảo sát chơi ba trò chơi khác nhau đều đạt đỉnh điểm khi mọi người ngủ khoảng 7 giờ. Tuy nhiên, kết quả trở nên tệ hơn nhiều họ khi nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc ít hơn. Các nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy suy giảm trí nhớ và giảm chức năng nhận thức với giấc ngủ dài hơn.
Dễ bị trầm cảm
Ngủ quá nhiều được coi là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm. Trong khi nhiều người bị trầm cảm cho biết bị mất ngủ, khoảng 15% có xu hướng ngủ quên.
Những người có thời lượng ngủ dài cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm dai dẳng hoặc các triệu chứng lo lắng so với những người ngủ bình thường. Một nghiên cứu về cặp song sinh gần đây cũng cho thấy rằng ngủ quá ít hoặc quá nhiều dường như làm tăng khả năng di truyền của các triệu chứng trầm cảm so với những người ngủ bình thường. Ngoài ra, một nghiên cứu khác ở người lớn tuổi cũng phát hiện ra rằng, những người ngủ hơn 10 giờ báo cáo sức khỏe tâm thần tổng thể kém hơn so với những người ngủ bình thường.
Tăng các yếu tố viêm
Tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể gắn liền với việc tăng nguy cơ mắc tất cả mọi thứ, từ bệnh tiểu đường, bệnh tim đến bệnh Alzheimer. Một số yếu tố trong lối sống như hút thuốc, béo phì và nhiễm trùng kéo dài có thể góp phần gây viêm và ngủ quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
Tình trạng viêm trong cơ thể được đo bằng mức độ của các cytokine (còn được gọi là protein phản ứng C hay CRP). Một nghiên cứu đã so sánh mức CRP và thời lượng ngủ ở một nhóm người lớn, phát hiện ra rằng nam và nữ ngủ lâu có mức độ cytokine cao hơn.
Mặc dù vậy, một số khác biệt đã được nhìn thấy giữa các chủng tộc trong nghiên cứu, cho thấy thời lượng ngủ có thể không phải là vừa với tất cả. CRP tăng cao khác nhau ở chủng tộc khác nhau:
- Người da trắng ngủ ít hơn 9 giờ.
- Người gốc Tây Ban Nha / người Latinh ngủ hơn chín giờ.
- Người Mỹ gốc Phi ngủ ít hơn 8 giờ.
- Người châu Á ngủ hơn 9 giờ.
Hai nghiên cứu trước đây cũng tìm thấy mối liên hệ giữa chứng viêm và giấc ngủ dài hơn.
Một trong số đó đã cho thấy rằng, những phụ nữ ngủ lâu có mức CRP cao hơn 44% so với những phụ nữ ngủ 7 giờ. Trong khi nghiên cứu còn lại chứng tỏ rằng mức CRP tăng 8% cho mỗi giờ ngủ thêm vượt quá tiêu chuẩn (7-8 giờ), điều chỉnh các yếu tố như khối lượng cơ thể, tuổi tác và chứng ngưng thở khi ngủ.
Dễ mắc các bệnh về tim mạch
Theo một khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng (NAHNES), các nhà nghiên cứu cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, đau ngực do giảm lưu lượng máu và tăng 10% khả năng mắc bệnh tim mạch vành.
Nghiên cứu sức khỏe khác ở những nữ y tá, liên quan đến hơn 71.000 phụ nữ trung niên, cũng tìm thấy mối liên hệ giữa độ dài giấc ngủ và sức khỏe tim mạch. So với những người bình thường ngủ 8 tiếng, phụ nữ ngủ từ 9 – 11 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38%. Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường
Tác hại của ngủ nhiều có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy nên để đảm bảo tinh thần luôn tỉnh táo, tươi tắn hãy cố gắng luyện tập thói quen đi ngủ sớm vào buổi tối và đặt báo thức để dậy đúng giờ vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó hãy cố gắng thực tập các hoạt động lành mạnh như tập thể dục, ăn sáng với thực đơn dinh dưỡng cao để đón ngày mới tràn đầy năng lượng, tạm biệt với vẻ uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống thường thấy.