Mẹ&Con - Khi cưới nhau, nhiều cặp vợ chồng không còn quan tâm việc “giữ lửa” và làm thế nào để luôn được điểm cộng trong mắt bạn đời. Trên thực tế, cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng cần được nâng niu, vun đắp. 5 dạng tâm lý ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân

Chuyên viên Tâm lý Trần Thị Hồng Hà (Trung tâm Tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) sẽ chia sẻ những dấu hiệu “ngủ quên”của bạn đời và đã “đánh thức” chúng bằng cách nào nhé!

Thiếu sự lãng mạn

Khi cưới nhau, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy cuộc sống không còn ngọt ngào như lúc yêu. Những buổi hẹn hò cafe, những cái nắm tay… “rơi rụng” theo thời gian. Thay vì nhớ những ngày quan trọng của hai vợ chồng, giờ đây bạn chỉ quan tâm chuyện học hành của con cái, chi tiêu hàng tháng. Suy nghĩ này không có gì sai nhưng nó sẽ “bào mòn” cuộc hôn nhân của bạn lúc nào không hay.

Không còn tôn trọng bạn đời

Tình yêu, tình cảm vợ chồng chỉ thật sự bền vững cả hai biết tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, đời sống hôn nhân có thể gặp nhiều bất ổn nếu vợ/chồng cứ đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu hoặc có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ.

Không có sự kết nối

Kết nối trong đời sống vợ chồng không chỉ là ngồi nói chuyện cùng nhau mà còn là sự đồng cảm và chia sẻ. Nếu cuộc trao đổi của hai người thường xuyên bị gián đoạn vì đối phương không quan tâm đến những gì bạn đang nói hoặc ngược lại, bạn cảm thấy không có điều gì để chia sẻ với vợ/chồng thì đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm.

Vì sao hôn nhân ngủ quên? 5

Không ý tứ lời ăn tiếng nói

Khi yêu, bạn thường để ý cách ăn nói, cư xử để không làm chàng/nàng giận. Nhưng khi kết hôn, bạn cảm thấy điều này không cần thiết vì cả hai đã “cũ kỹ” trong mắt nhau. Thậm chí, một lời cám ơn hay xin lỗi cũng trở thành “điều khó nói’ với bạn đời. Thật ra, lời nói và cách cư xử khôn khéo luôn là “gia vị” cần thiết để vun đắp hạnh phục lứa đôi.

Bạn đời “quên” chia sẻ việc nhà

Có khoảng 8/10 bà vợ đều thở dài ngao ngán vì căn bệnh trầm kha này của các ông chồng. Nhưng thường thì sau khi than thở, bạn lại ôm đồm làm mọi việc vì nghĩ mình là…đàn bà. Suy nghĩ này khiến chồng bạn sẽ càng “ngủ quên” trước sự chăm sóc của vợ, còn bạn thì cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Thật nguy hiểm!

Vì sao hôn nhân ngủ quên? 6

“Ngủ quên”, vì đâu?

Nhiều người thường thắc mắc “Tại sao vợ/chồng lại thay đổi trong một thời gian ngắn?”. Thật ra, “một thời gian ngắn” này (thường để nói thời gian đầu chuyển từ cuộc sống độc thân sang kết hôn) khá bận rộn và có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là bạn phải có nhiều thứ để lo như tiền bạc, nhà cửa, con cái…và những điều lãng mạn cũng dần “nhường” chỗ cho nhu cầu thực tế này. Sau khi kết hôn, đàn ông thường cảm nhận rõ vai trò “trụ cột” nên họ sẽ tập trung thời gian và tiền bạc cho những mục tiêu lớn hơn (sự nghiệp, mua nhà…). Đó cũng là lý do khiến các ông chồng lơ là thói quen tặng quà, đi cafe cùng vợ. Phụ nữ sau khi kết hôn cũng đảm nhận vai trò mới là làm vợ, làm mẹ, đôi khi các chị em còn không có thời gian dành cho bản thân thì việc “ngủ quên” trong hôn nhân cũng là điều dễ xảy ra. Những công việc lặp lại trong ngày, những lo toan cơm áo gạo tiền, những suy nghĩ đơn giản kiểu “Vợ chồng thì cần gì bày vẽ, thể hiện này nọ” khiến cuộc hôn nhân trở nên vô vị trong mắt bạn đời.

Bên cạnh đó, thái độ thờ ơ, im lặng của bạn càng khiến bạn đời nghĩ cuộc sống hiện tại không có gì bất ổn và “ngủ say” hơn. Đến khi có “biến cố” hoặc mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, bạn mới mở cuộc “đại chiến”, kể lể vô vàn thói xấu của vợ/chồng. Sự kể lể đó đôi khi không chỉ khiến bạn đời bất ngờ (vì không nghĩ bản thân có nhiều tật xấu) mà bạn cũng nhận ra những điều đó đều là dấu hiệu nguy hiểm trong hôn nhân.

Đừng để vợ chồng cùng “ngủ”

Cuộc sống hôn nhân khó tránh khỏi những bất đồng. Vì vậy, khi một người “ngủ quên”, người còn lại cần đủ tỉnh táo để “đánh thức” bạn đời bằng một số “tuyệt chiêu” sau:

– Lên “kế hoạch nhỏ”: Bạn có thể bắt đầu hâm nóng tình cảm bằng những bữa ăn ngon, nhờ vợ/chồng cùng đi giải quyết công việc rồi “dụ” vào quán cafe quen thuộc…Đừng quên nói những lời ngọt ngào, thường xuyên khen ngợi bạn đời và lên kế hoạch đi du lịch khi có thể.

– Thẳng thắn trao đổi: Nếu có điều gì không hài lòng, bạn hãy tranh thủ chia sẻ với bạn đời trong thời gian sớm nhất. Bạn nên bày tỏ mong muốn của mình bằng thái độ nhẹ nhàng, tôn trọng. Sự trốn tránh hay im lặng chỉ khiến cuộc sống cả hai thêm tồi tệ.

– Cùng vun đắp và thay đổi: Nếu vợ/chồng quên những ngày lễ quan trọng, bạn có thể chủ động nhắc nhở hoặc tạo sự bất ngờ cho bạn đời thay vì tỏ thái độ bực mình. Vợ chồng đều có điểm trừ và điểm cộng, vì vậy cả hai nên cùng nhau thay đổi những thói quen xấu, tránh hơn thua hoặc chăm chăm “soi” điểm xấu của đối phương.

Tags:

Bài viết liên quan