Mẹ và Con - Cha mẹ nên làm gì khi con bị quở là một trong những thắc mắc được nhiều người hỏi nhất. Những mẹo sau đây có thể giúp ích được cho bạn đấy!

Mặc dù ngày nay xã hội đã dần hiện đại, tiếp cận được với những điều tân tiến hơn, nhưng vẫn có không ít gia đình vẫn chăm sóc con theo quan niệm xưa. Theo họ, khi khách đến thăm trẻ nhưng lại khen ngợi bé như đẹp, trắng trẻo, tròn trịa… thì đều xem như là “quở” trẻ, làm cho trẻ bị sút cân, đau ốm. Vậy cũng theo những kinh nghiệm dân gian xưa, cha mẹ nên làm gì khi con bị quở?

Theo quan niệm dân gian, có rất nhiều điều chúng ta khó có thể dùng các lý luận chính xác để lí giải được trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi một vài chia sẻ của các bà, các mẹ lại thực sự mang đến hiệu quả, cũng như một vài nhắc nhở cha mẹ có những điều đại kị nên tránh để con yêu luôn được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Sau đây là một số việc tránh để con bị quởTạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ với bạn, tuy nhiên những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, không cổ súy, mẹ nhé!

Cha mẹ nên làm gì khi con bị quở?

Trên thực tế, hầu hết các gia đình Việt Nam đều giữ con rất kỹ, tránh để con gặp người lạ hoặc những người được cho là có “vía dữ”. Nếu chẳng may cùng một thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó con quấy khóc hoặc khi con bị quở biếng ăn, gia đình thường sẽ tiến hành đốt vía cho bé.

Đối với góc nhìn khoa học

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học đã cho rằng, hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hoặc bỏ ăn là do sức đề kháng của con còn yếu. Vì thế, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, làm bé cảm thấy bất an, quấy khóc nhiều về đêm.

Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng do có quá nhiều người ôm ấp khiến năng lượng của bé sơ sinh bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng nặng lượng trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng quấy khóc nhiều, dỗ mãi không nín. Hoặc cũng có thể do con đã bị nhiễm vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi. Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề con bị quở mà phát triển theo hướng xấu, mà hãy mang con yêu đến bệnh viện để được kiểm tra thật sớm.

em bé tai thỏ

Bên cạnh đó, mẹ và gia đình nên thường xuyên giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà, đặc biệt là khu vực của con, luôn nhớ giữ ấm cơ thể cho bé, không nên cho con tiêu thụ quá nhiều đồ lạnh. Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để con có thể tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

Làm gì khi con bị quở theo mẹo dân gian?

Khi con bị quở, nhiều người sẽ tiến hành đốt vía cho con. Tuy những mẹo như đốt vía cho bé theo lời truyền miệng của ông bà xưa khá đơn giản và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng nếu vẫn còn cảm thấy bất an, mẹ có thể thực hiện theo một số phương pháp sau đây khi con bị quở:

Treo tỏi trước cửa sổ

Nếu nhận thấy con quấy khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể (đã loại trừ được tất cả các vấn đề như tã ướt, bị côn trùng đốt, bé bị ốm, sốt hoặc đói, lạnh…), mẹ bỉm có thể sử dụng một củ tỏi ta để ở đầu giường (cũi) của bé nằm hoặc treo ở cửa sổ.

Đây là một trong những mẹo dân gian khi con bị quở được rất nhiều các bà, các mẹ thực hiện và truyền lại, họ tin rằng đây là một cách giúp con ngủ ngon hơn. Hơn thế, cách này cũng sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể chất, tinh thần của mẹ và bé, không mất quá nhiều thời gian thực hiện. Vì thế bạn có thể thử áp dụng để tạo cảm giác an tâm hơn.

con bị quở - em bé bú bình

Đặt một cây kéo nhỏ ở đầu giường

Đặt một cây dao hoặc kéo nhỏ được gói cẩn thận ở đầu giường, hoặc có thể để dưới giường, vị trí nào mà bạn có thể đảm bảo sẽ không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm nào cho bé. Đây cũng là một trong những mẹo dân gian ông bà thường áp dụng khi con bị quở. Linh hoạt áp dụng cách này với những trẻ sơ sinh thường quấy khóc nửa đêm sẽ giúp mẹ cảm thấy bình tâm hơn.

Làm gì khi con bị quở có thể linh hoạt theo từng quan niệm của từng gia đình. Trên thực tế, có những hoàn cảnh khi áp dụng thì thành công và ngược lại. Mẹ không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào những phương pháp mang tính tâm linh. Mỗi khi bé quấy khóc nhiều, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân sớm hoặc cho bé đi khám, loại trừ trước những vấn đề về bệnh lý.

Trong một số trường hợp, nếu được mách những mẹo dân gian có tính chất an toàn, không gây ảnh hưởng gì đến bé, mẹ có thể áp dụng để tạo niềm tin, sự an tâm cho chính mẹ. Lưu ý, do bé sơ sinh ở gần mẹ nhất, nên khi người mẹ bình tâm và thoải mái về mặt tâm lý, em bé mới có thể cảm nhận được, từ đó sẽ đỡ khóc, đỡ quấy hơn.

Những điều không nên làm khi thăm bé sơ sinh

Không khen bé

Theo quan niệm dân gian, những lời khen có cánh khi thấy em bé như “đẹp quá”, “tròn trịa quá”, “xinh quá”… đều sẽ khiến bé phát triển ngược lại với tất cả những điều trên. Nói cách khác, đây còn được gọi là “nói quở trẻ sơ sinh”. Tất nhiên chẳng có bậc cha mẹ nào muốn con bị quở cả.

Vì thế, khi đến thăm trẻ sơ sinh, dù bé thật sự có vẻ bề ngoại đáng yêu, xinh xắn như thế nào cũng không nên khen, bạn chỉ nên nói một vài câu giao tiếp khéo léo như “Bé đáng yêu quá!”, “Nhìn thấy ghét vậy nè!”… Điều này cũng sẽ giúp mẹ và người nhà của bé cũng cảm thấy vui vẻ hơn.

em bé dễ thương

Bên cạnh đó, nếu muốn khen bé, bạn có thể nói thêm từ “trộm vía” phía trước lời khen, ví dụ như “Trộm vía, bé cưng dễ thương quá nè” để bé không bị quở mà phát triển theo hướng tiêu cực.

Không nên kể chuyện buồn

Một số người lớn thường có thói quen mỗi khi đến thăm trẻ sơ sinh thường lại tranh thủ “thủ thỉ”, tâm sự và kể những vấn đề, chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt là những câu chuyện có liên quan đến mẹ. Điều này không chỉ khiến các mẹ sau sinh bị suy sụp mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguy hiểm hơn, với một số bà mẹ nhạy cảm hoặc mắc bệnh tim, hen suyễn có thể còn bị ngất, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nên kể chuyện vui hoặc nói những câu chuyện tích cực để khích lệ tinh thần của mẹ và bé.

Không nên đưa ra quá nhiều lời khuyên mang tính chủ quan

Rất nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi thường có thói quen đưa ra những lời khuyên chủ quan, “kinh nghiệm dân gian” hoặc những “kinh nghiệm” của bản thân khi đi thăm em bé mới sinh, chẳng hạn như: chăm con là phải thế này, muốn có nhiều sữa/da đẹp phải ăn uống như thế kia… mà còn không quan tâm rằng mẹ bé có muốn nghe và thực hiện theo hay không.

Quan trọng hơn chính là họ còn không nắm được chắc chắn tính xác thực cũng như cơ sở khoa học của những lời khuyên kia. Hãy đưa ra những lời khuyên, kinh nghiệm của mình khi được các mẹ hỏi. Nếu không, bạn chỉ cần động viên mẹ bỉm cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe, suy nghĩ lạc quan để chăm sóc con là được.

Không đến thăm bé khi bị ốm

Nếu bạn đang bị ốm, đặc biệt là những bệnh dễ lây nhiễm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Nên nhớ, sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất non và yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Hãy đến thăm bé khi sức khỏe và tinh thần đều trong trạng thái khỏe mạnh nhé!

con bị quở

Không nên nói chuyện quá ồn ào khi đến thăm

Người Châu Á đa phần mỗi lần có dịp gặp người quen đều rất mừng rỡ và nói chuyện rôm rả. Tuy nhiên trong trường hợp nhà có bé sơ sinh, hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh làm ồn để tạo không gian yên tĩnh cho bé.

Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất cao, nếu nói chuyện hoặc làm việc quá to có thể đánh thức bé, bé sẽ quấy khóc, vừa ảnh hưởng đến giờ giấc của con nhỏ, vừa làm phiền người nhà và mẹ của bé – người đã dành rất nhiều thời gian để dỗ bé ngủ.

Ngoài ra, nếu đến thăm đúng lúc bé ngủ cũng không nên đánh thức bé dậy, điều này có thể làm cho người nhà bé cảm thấy không thoải mái và vui vẻ.

Thời gian đến thăm bé sơ sinh chỉ nên trong khoảng 1 giờ đồng hồ trở lại. Thăm quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Không ít trường hợp có người đến thăm trẻ quá lâu làm cho mẹ và bé đều cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể tìm cách tế nhị để nói ra.

Nên lựa đúng thời điểm để thăm bé

Thời điểm tốt nhất để đến thăm trẻ sơ sinh là vào buổi sáng hoặc chiều. Đây là khoảng thời gian mẹ và bé đều rảnh rỗi và tươi tỉnh, đến thăm giờ này không ảnh hưởng đến giờ sinh hoạt của cả hai mẹ con. Tuyệt đối không nên thăm vào những giờ kiêng cữ như giờ nghỉ trưa hoặc tối muộn, vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến giờ giấc của mẹ và bé sơ sinh. Tốt hơn, bạn có thể gọi điện/nhắn tin hỏi khi nào mẹ bỉm rảnh trước khi muốn sang.

em bé ngủ

Không nên đi cùng trẻ nhỏ

Thông thường những đứa trẻ nhỏ sẽ rất hiếu động, nghịch ngợm, đặc biệt là bé rất vô tư, nghĩ gì nói đó nên có thể hỏi những câu “không nên” đến bé sơ sinh, mẹ bỉm. Chính những lời nói vô tư của trẻ cũng khiến nhiều bậc phụ huynh nghĩ có thể con của họ sẽ bị quở.

Vì thế, nếu đưa trẻ đi cùng sẽ vô cùng mệt mỏi vì lúc nào cũng phải dán mắt trông chừng bé. Tốt hơn hãy đi thăm cùng người thân, bạn bè hoặc một mình để khoảng thời gian thăm bé sơ sinh được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Hỏi ý kiến trước khi muốn thực hiện cử chỉ yêu thương với bé

Khi nhìn thấy trẻ sơ sinh, ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng dễ thương, rất muốn bế, hôn hoặc nựng. Tuy nhiên, hãy tế bị hỏi ý kiến mẹ hoặc người thân của bé trước khi muốn thực hiện những cử chỉ yêu thương với bé, tuyệt đối không nên tự ý thực hiện khi chưa được sự đồng ý của họ, vì điều này có thể làm các mẹ không vui. Đơn giản, với tâm lý của một người mẹ lúc nào cũng rất không yên tâm khi ai chạm đến con mình, sợ trẻ sơ sinh bị té hoặc bị thương.

Không nên nhìn chằm chằm vào mẹ khi bé đang “ti sữa”

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ vẫn còn rất e ngại khi cho bé ti sữa lúc đông người. Vì thế, khi đến thăm vào giờ bé đang ti, bạn hãy cố tỏ ra tự nhiên và không nên nhìn chằm chằm vào bé. Điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

chăm sóc con

Tạp chí Mẹ và Con hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp trả lời được câu hỏi “cha mẹ nên làm gì khi con bị quở“. Tuy nhiên, những thông tin phía trên đều mang tính chất tham khảo và đảm bảo cho em bé cũng như người nhà tâm lý thật thoải mái. Chúc bạn áp dụng thành công và bé yêu hay ăn chóng lớn nhé! 

Bài viết liên quan