Mẹ và Con - Cho bé bú đêm là một việc rất vất vả, mệt mỏi, đặc biệt là với những người làm mẹ lần đầu. Làm thế nào để hành trình chăm con này trở nên nhàn tênh? Cùng khám phá "tuyệt chiêu" của Mẹ và Con nhé!

Mỗi đứa trẻ đều có những thời gian biểu để bú sữa khác nhau. Bé cưng nhà bạn có thể bú khoảng 6 – 8 cữ một ngày. Một số bé có thể chỉ bú vào ban ngày, nhưng cũng có rất nhiều bé khác lại “thích” bú cả ngày và đêm. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá những điều thú vị trong việc cho bé bú đêm này qua bài viết sau đây nhé!

Có nên cho bé bú đêm hay không?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về việc cho bé bú đêm. Một số gia đình cho rằng đây là điều bắt buộc, đề phòng trẻ đói giữa đêm. Trong khi đó, một số bà mẹ khẳng định việc cho con bú sữa vào ban đêm là một việc làm không hiệu quả và an toàn. Việc cho con bú vào tối muộn có thể ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của mẹ và con. Bên cạnh đó, nguy cơ còn đến từ việc mẹ có thể ngủ quên và vô tình “bỏ rơi” trẻ, chèn ép hoặc gây ngạt cho con. 

Với những bé mới sinh, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, hầu hết đều có nhu cầu bú đêm nhiều. Bởi lẽ, lúc này dạ dày của con còn non nớt nên cần “nạp” liên tục nguồn sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, nếu con bạn thuộc dạng “háu ăn ham ngủ”, khi đến cữ bú đêm, mẹ có thể cho con bú mà không cần đánh thức dậy. 

bé bú đêm

Mẹ cũng nên để ý, khi cho con bú trong trạng thái bé ngủ sâu, mẹ nên kiểm tra lực mút của bé. Nếu cảm thấy lực mút nhẹ, có thể bé đang không thực sự bú, mẹ nên cho bú bù vào cữ sau hoặc tăng số cữ bú trong lúc bé thức. Mẹ nên đảm bảo mỗi đêm cho bé bú được khoảng 3 – 4 cữ. Bằng cách này, con yêu sẽ cảm thấy no và ngủ ngon giấc mỗi đêm ít nhất 5 giờ.

Khi con được 6 tháng và bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể dừng cho bé bú đêm hoặc giảm số cữ bú vào ban đêm xuống. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quá trình tập ăn dặm của con yêu vào ban ngày.

Có cần đánh thức bé dậy để cho bú vào ban đêm?

Trẻ sơ sinh sẽ tự thức dậy và đòi bú. Đây được xem là một cơ chế tự nhiên của cơ thể trẻ, nên bạn không cần phải đánh thức khi con đang ngủ. Nếu bé có thói quen ngủ một giấc dài khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ, bạn cần theo dõi chặt chẽ hơn. Chỉ khi nào bé sinh non hoặc thiếu cân, bạn được bác sĩ khuyên nên cho bé bú đúng cữ, đúng giờ thì bạn mới cần đánh thức con dậy và cho bú. 

Một số lợi ích khi cho bé bú đêm

Có rất nhiều vất vả, mệt mỏi khi thực hiện thời gian biểu cho con ti sữa vào ban đêm, nhưng đây là việc nên làm vì nó mang lại nhiều lợi ích như:

  • Cho bé bú đều đặn sẽ giúp kích thích tạo thêm sữa. Vì thế, cho con bú bình vào ban đêm, nguồn sữa của bạn có thể bị ảnh hưởng.
  • Vào ban đêm, nồng độ prolactin cùng một loại hormone giúp tạo sữa gia tăng rất cao. Điều này sẽ giúp cơ thể người mẹ có thể điều tiết được nguồn sữa trong giai đoạn cho bé bú này.
  • Vào ban đêm, bé sơ sinh chỉ bú khoảng 20% lượng sữa so với lượng sữa mà con bú ban ngày. Dù không nhiều nhưng lượng sữa này rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của con yêu.
  • Khi bé phát triển, ban ngày con sẽ ít bú vì mải khám phá thế giới xung quanh. Lúc này, cho con bú vào ban đêm sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể dễ dàng hơn.

nuôi con nhỏ

Vài lời khuyên giúp mẹ đỡ vất vả hơn khi cho bé bú khuya

Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng giúp người mẹ nuôi con nhỏ có cảm giác đỡ vất vả và mệt mỏi hơn khi chăm con vào ban đêm:

  • Nằm nghiêng cho con bú: Bạn có thể kê 2 chiếc gối dưới đầu, nằm nghiêng về một phía và bế bé nằm nghiêng sao cho cằm bé vừa chạm vào ngực và có thể mút thoải mái.
  • Cho con bú ở tư thế ngồi: Tìm một tư thế ngồi thoải mái, đặt một chiếc gối mềm tựa lưng vào. Sau đó bế bé lên gần ngực và cho con bú như bình thường.
  • Cho bé ngủ gần bạn: Để việc chăm sóc con dễ dàng hơn, mẹ nên đặt cũi của bé ở gần giường của mình. Việc ngủ gần con sẽ giúp bé bú dễ hơn và tránh khỏi những rắc rối khi con tỉnh giấc nhưng không muốn ngủ trở lại.
  • Hạn chế nhìn vào đồng hồ: Việc thường xuyên kiểm tra giờ sẽ làm bạn dễ nổi nóng vì thời gian trôi quá lâu. Một số người mẹ có thói quen nhìn vào đồng hồ sẽ dễ dẫn đến cô đơn, buồn bã. Vì thế hãy hạn chế nhìn vào đồng hồ và luôn giữ tinh thần lạc quan. 

chăm sóc con

  • Không nên mở đèn: Khi cho bé bú đêm, bạn đừng nên bật đèn quá sáng trong phòng. Thay vào đó, bạn chỉ nên giữ không gian tối hoặc mở một đèn ngủ, giữ yên tĩnh để bé có thể ngủ lại nhanh hơn sau khi được bú no. Nếu cần ánh sáng, bạn hãy chuẩn bị một đèn pin nhỏ, đèn nhà tắm và nên ưu tiên những ánh đèn dịu nhẹ.
  • Quần áo ngủ thoải mái: Không nên mặc đồ ngủ quá rườm rà, trong thời gian chăm con ban đêm này, bạn ưu tiên mặc những chiếc váy ngủ thoải mái ở phần cổ áo và ngực để có thể dễ dàng mở ra cho bé bú.
  • Chuẩn bị thêm một vài đồ dùng cần thiết: Hãy đặt một ít đồ ăn nhẹ, nước uống, khăn lau sữa, tã cho bé và những vật gì cần dùng trong tầm tay. Cách này giúp bạn không phải lọ mọ tìm kiếm trong đêm, không cần cố suy nghĩ cho đầy đủ, bạn có thể rút kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị qua từng ngày. 
  • Tranh thủ ngủ vào ban ngày: Hãy ngủ bất cứ khi nào có thể vào ban ngày. Đặc biệt là khi nhờ được người thân trông hộ bé hoặc khi con yêu đang ngủ trưa. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi phải thức cho bé bú vào ban đêm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về những lợi ích khi cho bé bú đêm cũng như bỏ túi được những lời khuyên thiết thực trong quá trình chăm sóc con về khuya. Mẹ và Con chúc mẹ có nhiều sức khỏe, bé yêu hay ăn chóng lớn nhé!

Bài viết liên quan