Tạp chí Mẹ và Con sẽ mách bạn những cách làm giày khô nhanh hơn trong mùa mưa. Cùng ghi ngay vào cẩm nang sống để áp dụng khi cần nhé!
Cách làm giày khô nhanh trong mùa mưa
Làm giày khô nhanh bằng giấy báo
Đây được xem là phương pháp làm giày khô nhanh vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Với cách này không chỉ những chiếc giày vải mà giày da thuộc, da lộn đế cứng cũng được làm khô nhanh chóng.
Các bạn tìm một vài tờ giấy báo dạng báo in truyền thống (không sử dụng giấy tạp chí). Nếu sử dụng cho giày trắng hay sáng màu thì các bạn nên hạn chế sử dụng giấy báo có nhiều chữ hay hình ảnh vì màu mực sẽ thấm vào giày ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi giày.
Vo tròn những tờ báo giấy thành từng viên nhỏ vừa phải sau đó đút vào ruột giày cho đến khi đôi giày căng ra. Các tờ báo giấy sẽ hút độ ẩm từ bên trong giày. Mặt ngoài của giày các bạn hãy chuẩn bị một tờ báo khác bao bên ngoài (phủ toàn bộ đôi giày), điều này sẽ giúp hút ẩm cho đôi giày. Sau đó các bạn để giày ở nơi thoáng mát và chờ. Sau khoảng 10 phút các bạn nên thay giấy báo 1 lần để bên trong và mặt ngoài của giày được khô ráo hoàn toàn.
Với cách làm giày khô nhanh bằng giấy báo này sẽ giúp giày khô một cách tự nhiên mà không bị khô cứng như phương pháp phơi giày thông thường.
Cách làm giày khô nhanh với máy sấy tóc
Bên cạnh phương pháp làm giày nhanh khô bằng giấy báo thì đây được xem là cách được ưa chuộng khi muốn làm khô giày hiệu quả. Nhưng một lưu ý cho bạn là cách làm khô giày này chỉ dùng cho những đôi giày có chất liệu bằng cotton, đế cói… tuyệt đối không dùng cho các dạng giày da, giày đế cao su, đế gel… vì nhiệt độ của máy sấy có thể làm hỏng đôi giày của bạn.
Sau khi giặt giày các bạn hãy xử lý các vết bẩn đơn giản sau đó bạn bật máy sấy lên và thổi toàn bộ mặt trong của đôi giày. Ban đầu các bạn nên chỉnh nhiệt độ cao để bốc hơi nước nhanh hơn. Sau đó bạn chỉnh lại nhiệt độ bình thường để làm khô mặt ngoài của giày. Vì nếu chỉnh nhiệt độ quá cao sẽ khiến mặt ngoài của đôi giày bị khô cứng lại.
Cách làm giày khô nhanh bằng máy sấy quần áo
Phương pháp này cũng tương tự như việc sử dụng máy sấy tóc và chỉ áp dụng được ở những đôi giày vải, giày cotton… đối với các chất liệu khác sẽ bị hư hại do nhiệt độ của máy sấy quần áo rất cao,
Trước tiên bạn giặt sạch vết bẩn của đôi giày, sau đó cho vào máy sấy các loại khăn lau khăn rửa chén vào cho hơi đầy máy sấy… tiếp đến các bạn cho giày vào sao cho mũi giày hướng lên trên và đế giày thì quay ra ngoài.
Các bạn móc dây giày lên phần trên của cửa máy sấy (đảm bảo cho dây giày không nằm ngoài máy sấy. Sau đó nhẹ nhàng khép cửa lại, sau đó chỉnh chế độ sấy ở nhiệt độ trung bình trong vòng 60 phút trở lại. Tiếp đến các bạn ấn khởi động, nếu sau khi sấy giày vẫn chưa khô các bạn có thể sấy thêm khoảng 10 – 15 phút đến khi giày khô.
Cách làm giày khô nhanh hơn bằng muối
Có lẽ các bạn sẽ khá bất ngờ về cách làm giày khô nhanh này, nhưng đây là bí quyết giúp giày nhanh khô hơn.
Các bạn cho muối vào chảo, sau đó đun nóng muối lên. Tiếp đến các bạn cho muối vào chiếc vớ giày và cho túi muối nóng đó vào trong giày. Nhờ vào nhiệt độ của muối sẽ hút hết lượng ẩm có trong giày. Các bạn nên chuẩn bị nhiều muối rang nóng để làm đi làm lại nhiều lần thì giày mới nhanh khô được.
Dùng gạo để làm khô giày
Đây được xem là phương pháp rất thú vị và dễ thực hiện, nhiều bạn nghĩ rằng phương pháp này da tốn kém nhưng thật ra chúng ta chỉ tận dụng những phần gạo thừa không còn sử dụng được nữa. Với cách làm giày khô nhanh này sẽ hiệu quả hơn đối với những dòng giày vans, giày vải, giày converse, giày da lộn…
Đối với cách làm giày khô nhanh này các bạn có thể tận dụng số gạo ăn còn dư trong gia đình, hay gạo đã mất mùi gạo tự nhiên. Với những phần gạo đã không còn ăn được nữa, bạn hãy đem phơi thật khô sau đó đổ một lớp gạo xuống dưới, để giày vào say và tiếp tục cho thêm một lớp gạo lên trên rồi đậy kín nắp hộp. Chỉ sau khoảng 2 – 3 tiếng gạo sẽ hút hết luồng khí ẩm của đôi giày.
Cách làm giày khô nhanh bằng quạt máy
Ưu điểm lớn nhất của cách làm giày khô nhanh này là sử dụng được cho mọi loại giày từ: giày da, giày vải, giày thể thao, giày da lộn… nhưng với các dòng giày da thì thời gian làm khô sẽ chậm hơn rất nhiều.
Sử dụng một chiếc quạt bàn, quạt cây… cần đảm bảo đường kính của loại quạt này phải lớn hơn chiều dài của giày là được. Sau đó các bạn cho một chiếc khăn khô đặt trước mặt quạt (giúp thấm nước từ giày trong quá trình sấy khô.
Tiếp đến các bạn lấy lót giày để làm không riêng. Sử dụng một thanh kim loại hay móc quần áo cắt thành chiều dài khoảng 17cm, sau đó uốn thành hình chữ S. Một đầu các bạn móc vào quạt và một đầu móc vào giày.
Tháo hết dây giày ra và đặt giày sao cho luồng gió thổi từ quạt có thể đi vào trong giày được nhiều nhất, bạn chỉ cần bật quạt ở mức vừa phải sau đó chuyển sang mức cao hơn. Để yên giày khoảng 1 – 2 tiếng để giày khô một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến chất lượng của giày.
Tận dụng dàn nóng của máy lạnh để làm khô giày
Bạn nghe không lầm đâu! Bạn hoàn toàn có thể tận dụng dàn nóng của máy lạnh như một cách làm giày khô nhanh vừa đỡ tốn kém lại rất hiệu quả. Với chế độ tỏa nhiệt ra ngoài thì khi đặt giày ở dàn nóng sẽ giúp hơi nước trong giày bốc hơi nhanh hơn.
Trước tiên các bạn phải làm sạch vết bẩn trên giày, sau đó dùng máy sấy tóc hơ qua để bớt nước rồi tháo dây giày phơi riêng. Bạn đặt giày ở cạnh dàn nóng của máy lạnh, sau khoảng 20 phút các bạn trở mặt giày một lần và hong khoảng 1 – 2 tiếng là giày sẽ khô.
Dùng miếng giữ nhiệt làm khô giày bị ẩm
Sử dụng miếng giữ nhiệt là cách làm giày khô nhanh đơn giản lại rất hiệu quả. Bạn chỉ mất chưa đến 1 tiếng là đã có thể làm khô giày.
Bạn dùng miếng giữ nhiệt nhét đầy vào giày rồi để yên khoảng 20 – 30 phút. Nếu giày còn ẩm, bạn thay tấm mới cho đến khi giày khô hoàn toàn. Để an toàn, bạn có thể sấy thêm một lần nữa để giày được khô hoàn toàn.
Mẹo nhỏ khi đi giày vào mùa mưa
Bên cạnh nắm vững các cách làm giày khô nhanh nêu trên, các bạn hãy ghi nhớ những mẹo hay sau đây để giữ giày bền đẹp mùa mưa nhé!
- Không được phơi giày ngoài trời nắng, giày da sẽ dễ bị bong tróc khi gặp nhiệt độ cao; giày vải sẽ bị co cứng khi gặp nhiệt trong thời gian dài
- Không nên đánh bóng giày khi còn ướt
- Để giảm tình trạng nước mưa bám vào giày các bạn nên sử dụng một dạng “giày” bảo hộ mang ngoài giày chính
- Với những loại giày da, da lộn… các bạn nên sử dụng một lớp sáp ong rồi chà đều lên bề mặt da
- Đối với giày vải bạn nên có thể mua các dạng xịt kháng nước
Hy vọng với những cách làm giày khô nhanh sẽ giúp bạn giải quyết phần nào tình trạng đang gặp phải. Áp dụng ngay để giữ cho đôi giày luôn sạch mới vào mùa mưa, bạn nhé!