Cùng tìm hiểu ngay cách nhận biết chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái. Đi cùng với đó là các bí quyết để giúp bé nhà bạn có được chiều cao và cân nặng tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao cần biết chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái?
Con yêu cao lớn và phát triển tốt hàng ngày luôn là niềm mong mỏi lớn nhất đối với cha mẹ. Chính vì vậy, ngay từ khi chào đời, bé phải luôn được quan tâm về sự phát triển chiều cao và cân nặng. Bạn có muốn biết cô công chúa nhỏ của mình có đang phát triển tốt hay không? Lúc này bảng chiều cao và cân nặng chuẩn chính là thước đo quan trọng và chính xác nhất.
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái đóng vai trò quan trọng.
Thông qua các chỉ số này, cha mẹ có thể biết được bé gái trong gia đình mình đang có chiều cao và cân nặng ở mức nào. Từ đó đánh giá bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không? Hoặc chiều cao và cân nặng của bé gái hiện có đang đúng với lứa tuổi. Đồng thời xây dựng cho bé một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đi cùng với đó là phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Cách đo chiều cao và cân nặng cho bé gái
Trước khi tìm hiểu chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái, bước đầu tiên cha mẹ cần làm đó chính là đo chiều cao và cân nặng cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình đo, có một số lưu ý mà bạn cần nắm được dưới đây để việc đo chiều cao và cân nặng cho bé gái chính xác nhất.
Bí quyết đo chiều cao chuẩn cho bé gái
- Luôn nhớ phải cởi giày dép, nón cho bé trước khi đo chiều cao.
- Tốt nhất nên đo chiều cao cho bé gái vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất.
- Đối với bé gái dưới 3 tuổi thì nên sử dụng thước đo trong tư thế nằm ngửa (đo nằm).
- Với các bé gái trên 3 tuổi thì khi đo chiều cao nên dùng phương pháp đo đứng.
- Nên đo chiều cao cho bé gái thường xuyên ít nhất 1 tháng/lần trong các độ tuổi đầu tiên.
Đo chiều cao cho trẻ phải đúng cách để đối chiếu với chiều cao chuẩn của bé gái.
Một số lưu ý khi đo cân nặng chuẩn của bé gái
- Nên sử dụng cân bàn hoặc cân điện tử đảm bảo độ chính xác cao nhất khi đo.
- Để có kết quả chuẩn xác nhất, cha mẹ nên thực hiện đo cân nặng cho bé gái sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
- Nên mặc ít quần áo cho trẻ khi đo. Đồng thời không cho bé đi giày dép hay có các vật dụng nặng khác trên người.
- Sau khi đo xong đừng quên trừ trọng lượng quần áo hay tã lót của bé. Trọng lượng này vào khoảng từ 200 – 300 gram.
- Trong năm đầu tiên, cha mẹ nên duy trì thói quen đo cân nặng cho bé gái hàng tháng.
Khi đo cân nặng của bé gái nên sử dụng cân bàn hoặc cân điện tử đảm bảo chính xác.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo WHO
Bảng chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được coi là công cụ đắc lực giúp cho cha mẹ có thể đánh giá tình trạng phát triển của bé gái trong các độ tuổi khác nhau. Chính vì vậy, sau khi đo chiều cao, cân nặng cho trẻ xong, cha mẹ nên sử dụng bảng này để đối chiếu kết quả.
Thông thường WHO thường công bố mức chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ em hàng năm. Đây là kết quả dựa theo các nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu. Đồng thời là tiêu chí để đánh giá mức độ tăng trưởng của trẻ. Mặc dù vậy, tùy từng quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, các chỉ số này có thể được đánh giá lại cho phù hợp nhất.
Dưới đây chính là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 2020 theo tiêu chuẩn mới nhất của WHO. Các chỉ số trong bảng này đang được áp dụng để đánh giá quá trình tăng trưởng. Cùng với đó là thể trạng của các bé gái tại Việt Nam từ sơ sinh cho tới 10 tuổi bạn có thể tham khảo.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo WHO mới nhất.
Cách nhận biết bé gái có đang phát triển tốt
Dựa vào bảng chiều cao và cân nặng của bé gái theo tiêu chuẩn của WHO, ba mẹ có thể thấy các số đo chiều cao hay cân nặng của trẻ theo từng độ tuổi. Trong đó có 3 chỉ số quan trọng trong bảng mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.
- TB: Chiều cao và cân nặng của bé đạt chuẩn trung bình
- -2SD: Bé đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hoặc bị thấp còi
- +2SD: Bé đang bị thừa cân, béo phì hoặc có chiều cao phát triển vượt bậc.
Ví dụ như bé gái 9 tháng tuổi hiện có cân nặng 6,7kg cùng với chiều cao 70.5cm. Lúc này, bé đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Tuy nhiên chiều cao của trẻ thì lại đang trong quá trình phát triển bình thường. Cha mẹ nên chú ý để tăng cường cân nặng cho trẻ.
Bé gái nhà bạn có đang phát triển tốt?
Quá trình phát triển chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 tới 10 tuổi
Dưới đây chính là quá trình phát triển bình thường của một bé gái được các chuyên gia sức khỏe trẻ em khắc họa cụ thể.
- Giai đoạn sơ sinh cho tới 30 ngày tuổi: Cân nặng của bé gái mới sinh trung bình đạt khoảng từ 2,9 tới 3,8kg và 50cm chiều dài. Sau đó, bé có thể tăng cân nặng ở mức 15g một ngày. Tổng trọng lượng bé tăng được ở tháng đầu tiên vào khoảng 1,2kg. Cùng với đó chiều cao tăng khoảng 2 – 3cm.
- Từ 2 tháng tuổi tới 6 tháng tuổi: Bé tăng khoảng 225g đều đặn 2 tuần. Như vậy tới 6 tháng tuổi, cân nặng của bé đạt gấp đôi lúc mới sinh ra. Chiều cao tăng thêm khoảng 1,5cm/tháng.
- Từ 7 tháng tuổi tới 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, bé bắt đầu biết bò, trườn và hoạt động nhiều hơn nên lượng calo tiêu thụ cao. Mức cân nặng bé đạt được có thể tăng trung bình khoảng 0,5kg/tháng. Khi bé được 1 tuổi thì cân nặng của bé thường gấp ba lần lúc mới sinh.
- Từ 1 tuổi tới 6 tuổi: Giai đoạn này bé tăng chiều cao và cân nặng chậm lại so với giai đoạn trước. Trung bình cân nặng của bé gái chỉ tăng khoảng 100 – 150g hàng tháng. Khi đạt tới 6 tuổi thì một bé gái trung bình có thể nặng từ 20kg và cao khoảng 115cm.
- Từ 6 tuổi cho tới 10 tuổi: Chiều cao và cân nặng của bé phát triển nhanh ở giai đoạn này. Khi đạt 10 tuổi, bé gái có thể cao 140cm cùng với cân nặng khoảng 32kg.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng của bé gái
Bên cạnh việc đo chiều cao và cân nặng của bé gái. Cha mẹ còn cần biết thêm các yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ. Từ đó có kế hoạch chăm sóc con tốt nhất và phù hợp nhất. Cùng tìm hiểu các yếu tố chính tác động tới quá trình phát triển chiều cao và cân nặng với bé gái.
Yếu tố di truyền từ bố mẹ
Bé gái có thể có các đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Trong đó bao gồm chiều cao và cân nặng. Nếu bố hoặc mẹ hay cả bố mẹ đều cao to thì con cái sinh ra có thể được thừa hưởng gen di truyền đó. Yếu tố di truyền theo các nhà khoa học tác động tới 23% quá trình phát triển của trẻ. Đi cùng với đó là chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái.
Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Quá trình mang thai là quá trình tác động và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái khi ra đời. Nếu mẹ bầu trong quá trình mang thai được bổ sung đầy đủ các chất thiết yếu và tốt cho thai nhi như sắt, canxi, chất xơ, các axit béo hay axit folic. Bé sinh ra có thể phát triển toàn diện và tăng cường khả năng đề kháng.
Ngược lại nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu có sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm. Hoặc không ăn uống đủ chất hay stress, căng thẳng liên tục thì có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển bình thường của trẻ. Trẻ có thể bị còi cọc, thiếu cân khi sinh ra.
Chế độ ăn uống của bé gái
Bên cạnh yếu tố di truyền hay sức khỏe của mẹ bầu, chế độ ăn uống là một trong ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thể chất của trẻ. Bé có được ăn uống đủ chất, có chế độ ăn uống hợp lý thì mới phát triển tốt được. Nếu không bé có thể gặp tình trạng thấp còi hoặc béo phì. Do đó, cha mẹ cần căn cứ vào chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Khả năng rèn luyện của trẻ
Quá trình vận động thể chất hay khả năng rèn luyện của bé gái có thể giúp cho bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách toàn diện. Chính vì vậy, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng vận động. Đồng thời khuyến khích trẻ yêu thích thể dục thể thao. Bé gái có thể tham gia một số môn như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…
Bé gái nên tham gia các hoạt động thể thao để có chiều cao cân nặng chuẩn.
Làm thế nào để chiều cao cân nặng của bé gái đạt chuẩn?
Để giúp cho bé đạt chiều cao cân nặng tiêu chuẩn bé gái, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số cách giúp cho bé gái phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất.
- Thường xuyên đo chiều cao và cân nặng để nắm được quá trình phát triển của trẻ.
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.
- Cung cấp đầy đủ nguồn vitamin và canxi thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
- Xây dựng chế độ và thực đơn ăn uống hợp lý cho bé gái. Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ với các loại thực phẩm đa dạng.
- Khuyến khích và cùng tham gia các hoạt động thể dục thể thao cùng với trẻ.
- Không để trẻ thức khuya, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh. Hoặc sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
- Đưa trẻ đi khám ngay nếu chiều cao cân nặng của trẻ có dấu hiệu phá triển không bình thường. Đồng thời nhận tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Trên đây Mẹ Và Con chia sẻ tới bạn chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái. Hi vọng có thể giúp bạn có thêm các thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên quan tâm tới sức khỏe. Trong đó đặc biệt là chiều cao và cân nặng của bé. Từ đó lên kế hoạch giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện.