Mẹ&Con – Bạn đã nắm rõ danh sách những thực phẩm nên và không nên cho con ăn chưa? Và bạn có hiểu vì sao chúng lại nằm trong danh sách ấy? Vậy đây là bài viết dành cho bạn.

Không phải loại thực phẩm nào cũng chứa chất dinh dưỡng và càng không phải cứ chứa chất dinh dưỡng là đều tốt cho bé yêu. Việc nắm rõ thành phần chất có trong từng loại thực phẩm cũng như tác dụng của chúng đến sức khỏe trẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thực phẩm thích hợp nhất cho con.

Những thực phẩm tốt cho bé

1. Trái cây và rau xanh

Những thực phẩm tốt và không tốt cho trẻ

(Ảnh minh họa)

Trái cây bổ sung vitamin và chất xơ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Những loại trái cây tốt nhất bạn nên chọn cho con là các loại quả màu xanh và tím vì những quả này chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất chống ung thư vô cùng hữu hiệu. Những chất này cũng giúp trái tim của con bạn khỏe mạnh hơn. Một vài loại quả khác như táo, nho, kiwi, v.v. nếu cho trẻ ăn mỗi ngày chắc chắn sẽ cải thiện sức khỏe rất nhiều.

Cũng như trái cây, rau xanh tăng cường chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, bổ sung cho trẻ nhiều vitamin. Bạn cũng đừng quên rằng chất diệp lục của lá rau có công dụng rất tốt, chúng có khả năng làm sạch và làm bão hòa oxy trong máu. Việc bão hòa oxy trong máu đồng nghĩa với việc trẻ sẽ có một sức khỏe bền bỉ và giảm được tổng thể sự mệt mỏi cho cơ thể.

2. Các loại hạt và quả khô

Các loại hạt và quả khô

(Ảnh minh họa)

 Hạt và quả khô giúp nhóc tì nhà bạn có được hàm lượng chất béo tiêu chuẩn nhất, đây cũng là một nguồn tạo năng lượng tuyệt vời cho cơ thể của trẻ. Các chuyên gia cho rằng bạn nên cho trẻ ăn các loại hạt vì nó sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng cho cả một ngày dài.

3. Cá

Cá

(Ảnh minh họa)

Hãy tập cho bé ăn cá từ nhỏ để khi lớn lên con giữ được thói quen ăn rất tốt này. Điều này là vô cùng quan trọng vì thường trẻ em chỉ thích ăn trứng, thịt mà ghét cá vô cùng. Bạn nên chọn những loại cá không xương vụn để tránh mắc xương cho con. Chế biến cá theo những cách khác nhau sẽ khiến bé không ngán và hứng thú với việc “măm măm”. Những loại cá đặc biệt tốt có thể kể đến cá hồi (rất giàu axit béo omega-3, giúp trẻ phát triển trí não hoàn thiện hơn), cá thu, cá ngừ đại dương, các loại cá sông như cá lóc, v.v..

4. Sữa – sữa chua – phô mai

Sữa – sữa chua – phô mai

(Ảnh minh họa)

Sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, phô mai là nguồn bổ sung dưỡng chất lý tưởng cho trẻ. Chất béo, chất đạm có trong sữa, sữa chua, phô mai là một nguồn cung ứng hoàn hảo giúp trẻ phát triển toàn diện. Canxi trong sữa giúp bé phát triển chiều cao. Ngoài ra, tất cả những vitamin, khoáng chất trong sữa đều rất cần cho sức khỏe của con. Sữa chua còn có thêm các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa con bạn tốt hơn nữa đấy.

5. Ngũ cốc

Ngũ cốc

(Ảnh minh họa)

Ngũ cốc giúp bé có thêm nhiều chất xơ cần thiết phục vụ cho quá trình chuyển hóa năng lượng của hệ tiêu hóa. Những loại thực phẩm này sẽ góp phần giúp bé cải thiện và tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Cho trẻ ăn ngũ cốc như: gạo, bắp, các loại bánh làm từ lúa mì, v.v. mỗi bữa, bạn sẽ cảm nhận được sức khỏe của trẻ đã được cải thiện đáng kể.

6. Dưa hấu

Dưa hấu

(Ảnh minh họa)

Không như lúc trước phải chờ đến Tết mới có những trái dưa hấu ngọt mát để ăn, bây giờ việc tìm mua dưa hấu tươi ngon trong năm đã đơn giản hơn nhiều. Đặc biệt trong những ngày hè nóng bức thế này, không thể thiếu một trái dưa hấu trong nhà. Bạn có thể cắt thành từng miếng cho bé ăn tráng miệng hoặc ép thành nước trái cây (không cần thêm đường). Với hàm lượng nước 93% và sự kết hợp của vitamin A, B6, C, dưa hấu có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, chữa cảm nắng, cảm nóng, giúp bé bớt mệt, giải khát cực tuyệt.

Và những thực phẩm không tốt

1. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng

(Ảnh minh họa)

Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn lòng trắng trứng vì lòng trắng trứng có lượng protein quá cao có thể khiến bé bị dị ứng. Còn với lòng đỏ trứng, tuy là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng chỉ nên cho trẻ ăn sau 9 tháng tuổi. Lưu ý trẻ rất dễ nghẹn khi ăn lòng đỏ trứng luộc, vì vậy nên cho trẻ ăn từ từ, từng chút một. Nhiều bé rất thích trứng, nhưng bạn cần hạn chế đừng nên bữa nào cũng cho bé măm trứng. Trứng chỉ nên được ăn tối đa 2 quả/tuần thôi, bạn nhé!

2. Thạch

Thạch

(Ảnh minh họa)

Các loại hương liệu trong thạch không những không có chút dinh dưỡng nào mà còn có một lượng hóa chất nhất định dễ tích tụ lại trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, trong số các dị vật đường thở thường gặp thì thạch là loại dị vật gây tổn thương nặng nề cho trẻ. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch. Nếu Tết này nhà bạn vẫn mua thạch đãi khách thì nên cẩn thận với bé yêu của mình, đừng để bé lén ăn trong khi không có người lớn kiểm soát nhé.

3. Đường trắng

Đường trắng

(Ảnh minh họa)

Đường trắng có tính axit nên nếu trẻ ăn nhiều và lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí lực. Mặt khác, đường và đồ ngọt đều không tốt cho những chiếc răng xinh của bé yêu, gây sâu răng. Tất nhiên, bạn không chỉ cần hạn chế lượng đường trực tiếp nêm nếm vào món ăn của con mà còn cần hạn chế cả lượng bánh kẹo, nước ngọt có ga, v.v., đều là những món chứa nhiều đường.

4. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh

(Ảnh minh họa)

Thức ăn nhanh thường gây nghiện cho trẻ. Trẻ ham ăn thức ăn nhanh rất dễ mắc bệnh béo phì. Cholesterol trong thức ăn nhanh có thịt sẽ tích tụ lại trong máu và gây bệnh về tim mạch, ngăn cản sự lưu thông máu. Trẻ nhỏ thường rất mê thức ăn nhanh nhưng bạn cần hạn chế, đừng dùng thức ăn nhanh làm “phần thưởng” cho con, đừng cho bé ăn quá 1 lần/tháng loại thức ăn này. Sau mỗi lần bé ăn thức ăn nhanh, những ngày kế tiếp bạn nên hạn chế lượng chất béo, tăng cường chất xơ để cơ thể cân bằng trở lại.

5. Mật ong

nhung thuc pham tot va khong tot

(Ảnh minh họa)

Đối với người lớn, mật ong là một món cực kỳ tốt cho sức khỏe, hay được dùng để biếu tặng nhau; thế nhưng bạn có biết rằng, mật ong chứa chất botulism, là thành phần không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Kể cả qua chế biến hay đun nấu, chất botulism cũng không bị phân hủy. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tử vong cho trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan