Mẹ&Con - Một thành viên khác “nhập hội”: “Lúc chưa về làm dâu, em cũng ít rửa chén bát lắm. Yêu nhau 4 năm, rửa có 2 lần. Chẳng việc gì phải thể hiện mình chăm chỉ hay “ghi điểm”. Sau này nếu về làm dâu, lúc đấy muốn lười cũng không được”. Tự chế nước rửa chén từ vỏ bưởi vừa sạch, vừa thơm Hầu như ai cũng mắc phải sai lầm này khi dùng nước rửa chén Khâm phục vợ ủng hộ chồng chuyển giới và cùng tìm bạn trai cho chồng

“Quen nhau đã lâu nhưng phần vì ngại, phần vì đường xá xa xôi nên dịp lễ 2/9 này tôi mới có dịp về ra mắt gia đình chồng tương lai. Bố mẹ anh khá dễ chịu, duy chỉ có cô em gái trạc tuổi tôi là lầm lì, ít nói. Về ra mắt đúng vào dịp lễ lên bạn bè của ba mẹ chồng tới ăn uống khá đông. Tới lúc dọn dẹp, chỉ có mình tôi và em gái chồng là nhỏ nhất nhưng dường như cô ấy chẳng đả động gì đến việc rửa chén. Em gái người yêu nói rằng bị đau bụng, vào phòng đóng cửa nằm ngủ. Lúc bấy giờ, chỉ còn mình tôi loay hoay giữa một núi chén trong khi trời mưa phùn, lạnh thấu xương.

Người yêu thì nhậu xỉn, không giúp được gì. Ba mẹ chồng tương lai đã có tuổi, trong nhà không ai khác thích hợp cho “ứng cử viên” rửa chén hơn tôi. Sau 2 tiếng vật lộn với đống chén bát, hôm sau tôi chính thức ngã bệnh và phải đi truyền nước. Cuối cùng thì tôi và anh ấy cũng không đến được với nhau sau gần 3 năm gắn bó vì nhiều lý do… Nhưng đây có lẽ là kỷ niệm “nhớ đời” nhất mà một nàng dâu tương lai như tôi từng trải qua” – chị Quỳnh Hương tâm sự trên một diễn đàn dành cho phụ nữ.

“Trước đây khi quen bạn trai, thỉnh thoảng tôi có về nhà anh chơi nhưng chẳng lần nào “tỏ lòng thành” đụng tay đụng chân vào việc nhà nếu không có sự “gợi ý” trước của anh. Không phải lười biếng nhưng tôi nghĩ mình chỉ là khách, chưa phải người trong gia đình nên không nhất thiết phải “xung phong” chen vào chuyện nhà người ta. Lỡ mình rửa chén không sạch, úp chén không ngay ngắn hay đơn giản, tất cả những việc mình làm, mình thấy là tốt nhất, đẹp nhất nhưng trong mắt người ta lại thấy không tốt, không đẹp…. âu cũng là điều khó trách cứ”. – Chị Kim Anh, một thành viên khác chia sẻ.

Như “gãi đúng chỗ ngứa”, trên diễn đàn dành riêng cho “hội bà tám” hàng loạt chị em thi nhau vào bình luận rôm rả, đưa ra ý kiến xoay quanh việc “Chỉ là người yêu, khi tới nhà bạn trai có nên rửa chén?”. 

Thành viên có tên Nhàn chia sẻ: “Mình là mình nhất quyết không bao giờ rửa chén khi lần đầu tiên về ra mắt. 10 bữa may ra mình rửa 1 lần là cùng. Thường là mình xông vào dọn dẹp, bưng bê ngay từ đầu và cuối bữa. Rồi: “Con xin phép nhà con có việc con phải về”.

Tuy xác định gắn bó lâu dài với đối phương, nhưng mình không có nhu cầu rửa bát để thể hiện mình là con dâu tương lai. Dâu hay ko dâu, thì cưới nhau xong ắt có trách nhiệm, lúc đó muốn trốn cũng chẳng xong. 7 năm yêu nhau mình rửa bát cho nhà chồng tương lai có thể đếm được chỉ khoảng dưới 10 lần. Gia đình anh ấy cũng không ý kiến gì, vì người yêu của con trai mình, không có nghĩa là phải rửa bát trong các dịp. Nếu thực tâm mình muốn giúp thì giúp thôi. Nhưng nếu “thực tâm” từ sớm, thì họ sẽ có cái cảm giác mặc nhiên coi rằng đây nghĩa vụ của mình. Sau này làm dâu sẽ rất mệt mỏi”.

Đồng tình với ý kiến trên, một thành viên khác tâm đắc gật gù: “Tôi cũng vậy, chưa là con dâu trong nhà thì chẳng rửa chén bát gì cả. Mình chỉ mới là bạn bè, người yêu thôi thì không làm việc vặt trong nhà người ta, chỉ giúp dọn dẹp để tỏ ra lịch sự thôi. Cái này cũng là do lúc trước mẹ tôi dặn đấy. Thêm một điều nữa là chỉ lên sớm hơn giờ ăn một tí thôi, để phụ một chút, sau giờ ăn ở lại một chút, chứ ko phải lên từ sớm tinh mơ và nhúng tay vào hết mọi việc đâu nhé. Khi nào là con cái trong nhà thì khác”.

Một thành viên khác nhập hội: “Lúc chưa về làm dâu, em cũng ít rửa chén bát lắm. Yêu nhau 4 năm, rửa có 2 lần. Chẳng việc gì phải thể hiện mình chăm chỉ hay “ghi điểm”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có suy nghĩ như trên, vẫn có những chị em “hiền lành” hơn. Cụ thể, một thành viên khác bày tỏ: “Em thấy như vậy cũng hay lắm. Vì như vậy mình có thể hòa nhập vào không khí gia đình người yêu một cách dễ dàng”.

Có vẻ như chủ để này đánh trúng tâm lý của nhiều người nên nó được đem ra “mổ xẻ”, bàn tán vô cùng sôi nổi… Những “kí ức” lần đầu về ra mắt nhà người yêu được khơi gợi lại với nhiều cung bậc khác nhau, buồn có, vui có, bi có, hài có… nhưng chung quy, tất cả đều không giấu nổi nỗi lo lắng khi lần đầu về nhà chồng tương lai. Thậm chí, nhiều người bây giờ đã trở thành “bà mẹ bỉm sữa” khi nhắc đến vấn đề này, trong đầu vẫn hồi tưởng lại hàng tá tình huống dở khóc dở cười.

Ở vị trí của một người phụ nữ, các bạn, các chị nghĩ thế nào về vấn đề “Chỉ là người yêu, khi tới nhà bạn trai có nên rửa chén bát”? Hãy chia sẻ với Mẹ&Con cùng độc giả cả nước nhé!

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?