Mẹ và Con - Cân bằng công việc và cuộc sống luôn là điều khó khăn mà không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, chỉ khi bạn học được cách cân bằng thì bạn mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình một cách tốt nhất.

Cân bằng công việc và cuộc sống đúng cách giúp mang lại những tác động tích cực, giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó nâng cao cảm giác hạnh phúc. Nhưng liệu bạn đã biết cách để thật sự cân bằng công việc và cuộc sống của mình?

Thế nào là cân bằng công việc và cuộc sống?

Cân bằng công việc và cuộc sống (work-life balance) là một khái niệm mới, thể hiện khả năng của một người trong việc cân đối và biết dành sự ưu tiên đồng đều cho cả sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.

Một người đạt được trạng thái cân bằng công việc và cuộc sống khi họ biết cách quản lý thời gian, sắp xếp lịch trình khoa học để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của công việc, nhưng cũng đồng thời cho phép bản thân được tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống, không phải lúc tâm trí cũng trong trạng thái bận rộn, lo lắng về công việc dù đó là ngày thường hay cuối tuần.

Sẽ thế nào nếu không cân bằng công việc và cuộc sống?

Theo kết quả khảo sát của Harvard Business school, có đến 94% người lao động hiện đang làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần, 50% trong số đó làm hơn 65 giờ. Khi quá bận rộn với công việc, phải thường xuyên chạy đua với deadline, áp lực từ doanh số hay các mối quan hệ đồng nghiệp, chúng ta sẽ có nhiều nguy cơ rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản, dễ nổi nóng, bất mãn, mất tập trung. Từ đó dẫn tới chất lượng công việc bị giảm sút. Không chỉ vậy, việc không thể cân bằng công việc và cuộc sống còn là nguyên nhân dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình cũng như những mối quan hệ xung quanh.

mất cân bằng công việc và cuộc sống

Làm gì để có thể cân bằng công việc và cuộc sống?

Lên kế hoạch quản lý thời gian khoa học

Để cân bằng công việc và cuộc sống, trước tiên bạn nên chủ động tìm cách quản lý thời gian. Theo đó, lên kế hoạch chi tiết cho công việc trong một ngày là cách hiệu quả nhất. Cụ thể, trước khi bắt đầu một ngày làm việc, bạn nên ghi ra toàn bộ những công việc cần phải làm, sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên, đặt mục tiêu cụ thể về thời gian hoàn thành và sau đó bắt đầu tiến hành thực hiện. Việc áp dụng và tuân thủ theo thời gian biểu này, sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì, từ đó tập trung giải quyết công việc tốt hơn và tiết kiệm thời gian hơn.

Chia sẻ áp lực công việc với sếp

Nếu luôn cảm thấy bản thân trong tình trạng quá tải, không thể một mình giải quyết tất cả khối lượng công việc được giao, bạn nên thẳng thắn chia sẻ áp lực công việc với người quản lý trực tiếp. Việc này sẽ giúp các sếp hiểu hơn về sự quá tải mà bạn đang phải gánh chịu, từ đó có cách phân bổ, dàn trải, xếp lại lịch làm việc hợp lý hơn để không ảnh hưởng đến nhân viên và cả chất lượng công việc cuối cùng. Trước khi đến thương lượng cùng sếp, bạn liệt kê các công việc cụ thể mà bạn đang phải chịu trách nhiệm, đồng thời lên một bản kế hoạch những công việc mà bạn có thể làm tốt để mang lại hiệu quả cao.

Học cách chia sẻ gánh nặng

Bạn sẽ không thể đi xa nếu đi một mình. Trong môi trường công sở cũng thế, việc bạn nghĩ chỉ có bản thân mới đủ khả năng hoàn thành công việc này, và im lặng giải quyết một mình sẽ khiến bạn thêm áp lực, căng thẳng. Việc cầu toàn và có trách nhiệm với công việc của chính mình là tốt, nhưng nếu bạn cởi mở mở hơn, biết chia sẻ những khó khăn đang gặp phải với đồng đồng nghiệp xung quanh, biết đâu họ sẽ là người có thể cho bạn những gợi ý, lời khuyên có ích để hoàn thành công việc một cách tốt nhất? Từ đó sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện công việc, giảm bớt áp lực và mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ. Chính vì vậy, học cách chia sẻ gánh nặng cũng là một cách hay để cân bằng công việc và cuộc sống.

cân bằng công việc

Học cách từ chối

Để cân bằng công việc và cuộc sống, bạn nên tránh ôm đồm cùng lúc quá nhiều trách nhiệm, Thay vào đó, bạn nên học cách “nói không” với những công việc không thuộc nhiệm vụ của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn trở thành người đùn đẩy trách nhiệm, “trốn việc” hay không có thiện ý hỗ trợ đồng nghiệp, mà chỉ là bạn đang giúp đỡ một cách có chọn lọc. Nghĩa là, nếu bạn có thời gian và năng lực cho công việc được nhờ đó thì hãy đồng ý. Còn nếu công việc của bản thân vẫn chưa xong, nhưng vì cả nể mà nhận thêm phần việc người khác thì chỉ khiến bạn thêm áp lực, căng thẳng và có khi chẳng đem lại lợi ích gì cho người khác.

Do đó, để tránh mất cân bằng công việc và cuộc sống, bạn nên tự đánh giá tình trạng của bản thân, khối lượng công việc đang đảm nhiệm để quyết định có nhận lời giúp đỡ người khác hay không.

Xem thêm:

Đừng biến ngôi nhà trở thành một văn phòng làm việc thứ hai

Nếu muốn cân bằng công việc và cuộc sống, tốt nhất bạn nên giải quyết mọi thứ ở công ty. Hành động thường xuyên mang việc về nhà sẽ kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến tổ ấm riêng tư của bạn. Về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bạn dễ nổi nóng và trở nên cáu kỉnh. Lúc này, không ai khác ngoài những thành viên trong gia đình sẽ là người phải hứng chịu những điều đó từ bạn. Điều này có thể dẫn đến việc nảy sinh mâu thuẫn, bất bất hòa trong nhà.

cân bằng cuộc sống

Tệ hơn, thường xuyên mang việc về nhà còn là nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ suy nhược. Theo các chuyên gia y tế, tần suất làm việc liên tục sẽ khiến cơ thể và đầu óc không kịp tái tạo năng lượng mới; đầu óc và thể lực luôn căng thẳng, áp lực sẽ sức khỏe sẽ bị tàn phá một cách nghiêm trọng.

Đặt ranh giới cho công việc

Khi đã thực sự rời khỏi công ty, bạn nên tránh suy nghĩ về công việc cũng như các dự án còn đang dang dở. Tránh mở máy tính, kiểm tra email công việc khi hết giờ làm để có thể hoàn toàn tập trung nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Nếu được, bạn nên chủ động thông báo với sếp hoặc đồng nghiệp về việc hạn chế liên hệ công việc sau giờ làm, để họ tôn trọng thời gian riêng tư hiếm hoi của bạn.

Lựa chọn công việc mà bản thân yêu thích

Ai đó đã nói, nếu có được công việc yêu thích bạn sẽ không phải đi làm một ngày nào cả. Lúc này, bạn hoàn toàn chủ động tận hưởng công việc, không còn cảm thấy áp lực hay chạy đua với thời gian. Bạn xem nó như một phần quan trọng khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Vì thế, để cân bằng công việc và cuộc sống, nhiều chuyên gia tâm lý đã khuyến cáo rằng bạn nên tìm đến một công việc mà bản thân thực sự yêu thích.

cách cân bằng công việc và cuộc sống

Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe

Bị stress liên tục do công việc có thể dẫn tới tình trạng kiệt quệ. Để hạn chế điều này, bên cạnh việc cân bằng công việc và cuộc sống, bạn nên chú trọng đến sức khỏe, đảm bảo ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Theo các chuyên gia, việc thiết lập một lối sống khoa học và có tính kỷ luật là vô cùng cần thiết trong việc cân bằng công việc và cuộc sống. Bởi tính kỷ luật sẽ giúp bạn duy trì giờ giấc sinh hoạt ổn định, và không điều gì có thể khiến bạn phá vỡ những nguyên tắc đó kể cả công việc.

Tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ

Tìm được sự cân bằng công việc và cuộc sống là một điều không dễ dàng. Do đó, hãy chậm lại khi bạn đang thấy bản thân bị chạy đua theo công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng. Lúc này, bạn nên tạm hoãn công việc sang một bên, tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngắn thật trọn vẹn. Trong khi đầu óc thảnh thơi, bạn sẽ có thể suy nghĩ thấu đáo về câu chuyện xây dựng kế hoạch để cân bằng công việc và cuộc sống.

Dành thời gian cho bản thân và người thân

Bạn đừng quên, bên cạnh công việc bạn còn có cuộc sống riêng để tận hưởng. Do đó, hãy ưu tiên dành thời gian cho những sở thích, hoạt động khiến bản thân hạnh phúc. Theo đó, dù bận rộn thế nào, bạn cũng nên chủ động sắp xếp để có thời gian riêng tư cho bản thân.

cân bằng công việc và cuộc sống

Việc ở bên cạnh bạn bè, người thân mà bạn yêu quý không chỉ tăng sự kết nối, khiến mối quan hệ trở nên bền chặt hơn, mà đây còn là cách để bạn cân bằng công việc và cuộc sống, giúp bạn có cảm giác thoải mái, thư giãn từ đó tái tạo nguồn năng lượng tích cực.

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?