Trị cảm lạnh thực ra không khó. Bị cảm khi cho con bú thì mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề chứ không nhất định phải cách ly khỏi bé. Cụ thể thì mẹ tham khảo bài viết sau nhé.
Mẹ bị cảm có nên cho con bú?
Bệnh cảm cúm không lây qua đường sữa mẹ nên dù mẹ bị cảm thì vẫn có thể cho con bú bình thường. Không chỉ thế, khi cơ thể mẹ sản sinh ra kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh thì các kháng thể này cũng được truyền cho bé. Nên mẹ đừng lo lắng nếu bị cảm nhẹ mà phải cho con bú.
Xem thêm: Phụ nữ cho con bú dùng mỹ phẩm được không ?
Chỉ trong trường hợp mẹ có triệu chứng cảm nặng, ho và hắt hơi liên tục thì nên tránh tiếp xúc quá gần gũi với bé. Bệnh lây qua đường hô hấp mà hệ hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì còn khá yếu. Khi bệnh nặng, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, trị cảm lạnh và vắt sữa cho bé bú.
Cách trị cảm lạnh không dùng thuốc
Hiển nhiên việc uống thuốc nói chung và thuốc trị cảm lạnh nói riêng khi đang cho con bú là không được khuyến khích. Các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé qua sữa mẹ. Vậy nên khi bị cảm lạnh mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn như sau:
- Mẹ nhớ chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe.
- Bà đẻ bị cảm lạnh nên ăn cháo nóng, ăn kèm với tía tô giúp giải cảm và tốt cho sữa mẹ.
- Uống nhiều nước ấm để hệ hô hấp thông thoáng, làm dịu cơn ho.
- Ăn nhiều rau, trái cây, một tách trà chanh mật ong hoặc trà gừng cũng giúp mẹ nhanh chóng đẩy lùi bệnh cảm đấy.
Bên cạnh dinh dưỡng, mẹ nhớ chú ý giữ ấm cơ thể. Mẹ sau sinh trong vòng 3 tháng không nên tắm nước lạnh. Cần tắm nhanh trong phòng kín gió, lau thật khô rồi mới mặc quần áo, không để người hoặc tóc bị ướt.
Bên cạnh đó, nếu trời oi nóng thì mẹ nhớ lau mồ hôi trộm khô ráo, tránh cảm cúm và các bệnh khác về da. Đồng thời đừng quên rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh cho cả mẹ lẫn bé.
Cho con bú dùng thuốc trị cảm lạnh được không?
Mẹ không nên tự ý mua thuốc mà nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Có khá nhiều thuốc cảm cúm an toàn, ít phản ứng phụ với mẹ đang cho con bú. Trong đó có thể kể tới:
- Acetaminophen/Paracetamol: thuốc có thể đi vào sữa mẹ nhưng không gây hại cho trẻ sơ sinh.
- Ibuprofen: là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc không gây hại cho trẻ sơ sinh nhưng nếu mẹ bị loét dạ dày, hen suyễn thì không được khuyên dùng.
- Thuốc trị cảm cúm có thành phần Dextromethorphan: người bị hen suyễn, bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mạn tính nên tránh dùng thuốc.
- Bromhexine và guaifenesin: thuốc giúp điều trị ho khan và hạ huyết áp.
- Kháng sinh Amoxicillin: Được chỉ định điều trị cảm lạnh và viêm xoang. Tuy nhiên đây là kháng sinh nên bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
- Thuốc trị cảm cúm chứa Kẽm gluconat: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Chlorpheniramine và hydroxyzine: thuốc an toàn nhưng mẹ và bé có thể bị các tác dụng phụ như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, trường hợp sốt cao liên tục trên 39 độ và ho kéo dài thì mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị cảm cúm
Cơ thể trẻ từ 6 đến 3 tuổi chưa phát triển toàn diện nên rất dễ gặp các vấn đề về bệnh hô hấp ở trẻ, tiêu hóa, da… Hơn nữa, nếu mắc bệnh thì nguy cơ biến chứng cũng cao hơn người lớn.
Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc cho trẻ. Với các mẹ đang cho con bú mà bị cảm cúm thì điều mẹ lo nhất lúc này là sợ lây bệnh cho con. Để hạn chế lây bệnh thì mẹ nhớ chú ý cân nhắc theo tình trạng bệnh:
Trường hợp cảm nhẹ
Nếu mẹ bị cảm nhẹ thì vẫn cho bé bú bình thường nhưng cần vệ sinh kỹ hơn và đeo khẩu trang khi tiếp xúc bé. Tránh ôm ấp, tiếp xúc nhiều với con. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt là các thuốc như kháng sinh, kháng viêm. Đồng thời mẹ nên tiêm phòng cúm cho bản thân và tiêm cho bé khi con đủ tuổi.
Nếu mẹ cảm cúm nặng
Khi mẹ có dấu hiệu bệnh nặng thì nên tạm dừng cho con bú trực tiếp vài ngày. Mẹ có thể vắt sữa cho con bú hoặc tạm dùng sữa công thức bù cho bé. Mẹ cũng có thể uống thuốc để trị triệu chứng nhanh hơn nhưng tốt nhất hãy uống theo đơn bác sĩ kê toa.
Nhìn chung mẹ nên ưu tiên trị cảm lạnh không dùng thuốc. Mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường miễn chú ý giữ vệ sinh cho con. Nếu bệnh trở nặng hoặc kéo dài không dứt mẹ nên đến cơ sở uy tín để khám và điều trị thay vì tự chữa tại nhà nhé.