Mẹ và Con - Thời điểm giao mùa chính là “cơ hội vàng" của các bệnh hô hấp, đặc biệt là bệnh hô hấp ở trẻ em. Việc trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe khoa học, cách phòng tránh và điều trị phù hợp sẽ giúp bố mẹ bảo vệ con yêu được tốt nhất, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Mỗi năm, thế giới có khoảng hơn 4 triệu ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi do mắc bệnh hô hấp (theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới – WHO). Trung bình, trẻ có thể mắc bệnh hô hấp từ 4-6 lần chỉ trong 1 năm. Khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch còn chưa được hoàn thiện nên nguy cơ nhiễm các bệnh hô hấp và chịu tác hại xấu từ bệnh vô cùng cao.

Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em

Cúm

Trẻ bị cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như hội chứng nhiễm khuẩn thứ phát, viêm phổi, nếu trở nặng có thể tử vong. Khi bị cúm, trẻ có thể sốt cao kéo dài từ 5-7 ngày, ho, sổ mũi, đau cơ, người mệt mỏi. Ngoài ra, trẻ còn có thể mắc các vấn đề tiêu hóa.

Tuy hiện nay chưa có thuốc chữa dứt điểm cúm – bệnh hô hấp phổ biến nhưng đã có vaccine ngừa một số chủng cúm, trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm ngừa để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh hô hấp ở phổi, nếu không điều trị sớm có thể tiến triển nặng, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, phải nhập viện điều trị, Các triệu chứng viêm phế quản thường găp bao gồm thở gấp, thở rít, thở khò khè, khó thở, ho nhiều, hụt hơi,…

Nếu trẻ có những dấu hiệu kể trên, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hô hấp của trẻ. 

Viêm xoang

Nhiễm trùng xoang (viêm xoang) là một dạng bệnh hô hấp thường đi kèm với bệnh cúm, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Viêm xoang xảy ra khi các mô nằm bên trong xoang sưng, viêm, tích tụ dịch trong túi khí sau mắt và mũi gây nhiễm trùng.

Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm xoang bao gồm: đau tức vùng mặt, đặt biệt là vị trí sau mũi và mắt, sổ mũi, dịch chảy ở mũi gây đau họng, hôi miệng, buồn nôn, khó thở, hụt hơi,… 

bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp ở trẻ

Suy hô hấp cấp

Khi trẻ bị rối loạn chức năng hô hấp, các chức năng trao đổi khí không được đảm bảo, cơ thể sẽ thiếu O2 máu và có thể làm tăng CO2 trong máu, được gọi là suy hô hấp cấp. Nguyên nhân của bệnh hô hấp này bao gồm tổn thương ở phổi, gặp các bệnh lý đường thở, bệnh lý não, thần kinh và cơ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non.

Suy hô hấp cấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, không đảm bảo các chức năng trao đổi khí dẫn đến thiếu O2 máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý đường thở, có tổn thương ở phổi hoặc bệnh lý ở não, thần kinh và cơ, đặc biệt bệnh dễ gặp ở trẻ sinh non. 

Trẻ bị suy hô hấp cấp có những triệu chứng như khó thở, có tiếng thở rên, thở khò khè, thở chậm hoặc có lúc ngưng thở; nhịp tim nhanh; huyết áp tăng ở giai đoạn đầu rồi giảm dần; ngưng tim…

“Việc điều trị suy hô hấp ở trẻ em cần tuân thủ đầy đủ các chỉ định: đảm bảo thông khí tốt nhằm đưa O2 và CO2 trong máu về mức ổn định một cách nhanh chóng; điều trị các nguyên nhân, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ; duy trì và tăng cường hoạt động của hệ thống vận chuyển oxy, sửa chữa và hàn gắn những tổn thương, phục hồi chức năng hệ hô hấp… Quá trình điều trị này cần được đảm bảo thực hiện của các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, do đó bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường.

Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản (Croup) là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ bị sưng thanh quản và khí quản. Do không khí không thể vào phổi trơn tru nên bạn có thể thấy giọng của trẻ khàn hơn bình thường, có tiếng rít khi hít thở sâu.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Được xem là bệnh cảm lạnh thông thường, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một dạng bệnh hô hấp do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ gặp các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể,…

Mỗi năm, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên từ 6-8 lần/năm. Bệnh tuy ít nghiêm trọng hơn so với cúm, ít nguy cơ dẫn đến viêm phổi thứ phát nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan, cần cho trẻ ăn uống lành mạnh và chăm sóc đúng cách để trẻ phục hồi nhanh hơn.

Viêm phế quản

Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây nên. Bệnh thường phát triển sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc sau khi bị cúm. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ bị viêm các ống thở lớn trong phổi, bị ho liên tục trong 3-4 tuần hoặc lâu hơn, kèm với các triệu chứng khác như đau họng, đau tức ngực, ớn lạnh, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…

trẻ bị bệnh hô hấp

Viêm phổi

Một bệnh hô hấp khác cũng thường gặp ở trẻ chính là viêm phổi – tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi. Bệnh thường xảy ra khi trẻ đang bị ho, cúm, nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus mắc kẹt trong phổi và sinh sôi nảy nở, tạo thành 1 ổ nhiễm trùng. Viêm phổi có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đúng cách do vi khuẩn, virus có thể tạo thành túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm. 

Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng như thở nhanh, ho vừa đến nặng, ho nặng tiếng, thở gắng sức, đau tức ngực, buồn nôn, nôn ói, môi tím tái,… hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Trong các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ, không thể không kể đến tình trạng đau và viêm họng do liên cầu khuẩn – một căn bệnh vô cùng phổ biến khi cứ 10 trẻ thì có đến 3 trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu không điều trị từ sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, thận, hệ thần kinh,…

Cách phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ

Có thể thấy, các bệnh hô hấp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ và khả năng lây lan sang những trẻ khác cũng rất cao. Do đó, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa bằng các nguyên tắc sau:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên nhắc trẻ rửa tay với xà phòng và nước 20 giây/lần, đặc biệt là khi trẻ vừa nắm tay người khác cũng như sau khi cầm nắm các bề mặt chung (nắm cửa, mặt bàn ghế, đồ chơi,…).
  • Cho trẻ đeo khẩu trang đúng cách, che miệng khi ho hoặc hắt hơi (có thể đeo khẩu trang hoặc dùng khăn giấy, tránh dùng tay che miệng).
  • Không đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng để hạn chế virus xâm nhập.
  • Không tiếp xúc với người đang mắc các bệnh hô hấp.

phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ

Trên đây là 9 bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ cũng như cách phòng tránh. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của bé yêu mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa như hiện nay bạn nhé!

Bài viết liên quan