Mẹ và Con - Có thể tâm sự với bố mẹ là nền tảng để con được thấu hiểu. Nhưng nếu không có điều đó thì tình cảm gia đình dễ dàng bị rạn nứt, con trẻ lớn lên thiếu khả năng phát triển toàn diện...

Một trong những điều bố mẹ có thể làm để thể hiện tình yêu thương với con chính là tâm sự cùng con. Điều này giúp chúng ta thấu hiểu thế giới nội tâm của con, để biết con có đang gặp chuyện không vui hay không. Trái lại, việc người con không được tâm sự với bố mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến tình cảm gia đình. Và điều cần thiết chính là chúng ta nên cùng con học cách trò chuyện để luôn là nơi chốn bình yên cho con trút bầu gánh nặng.

Những tác hại không ngờ tới khi con không thể tâm sự với bố mẹ

Thiếu trò chuyện sẽ cắt đứt mối liên kết trong gia đình

Việc con cái không tâm sự với bố mẹ sẽ dễ làm phai nhạt những giá trị tinh thần của một gia đình, bao gồm: Sự đồng cảm, sự thấu hiểu, và sự quan tâm, lo lắng. Khi bố mẹ và con cái đều sống tách biệt, thiếu sự giao tiếp hằng ngày thì những hiểu lầm hay mâu thuẫn là khó tránh khỏi vì chẳng ai biết được chuyện gì đang xảy ra với người kia.

Bố mẹ thường khá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho con cái cũng bị giới hạn, thậm chí là không có. Những đứa trẻ thường sẽ ở gần ông bà, người giúp việc hoặc bạn bè chúng nhiều hơn trong trường hợp này.

Những tác hại không ngờ tới khi con không thể tâm sự với bố mẹ

Nhưng gia đình là nơi phải có đầy đủ bố mẹ và con cái nên nếu không có bóng dáng của đấng sinh thành thì nơi đó không phải là một gia đình thật sự. Nguy hiểm hơn, một đứa trẻ nếu không thể tâm sự với bố mẹ mình, chúng có thể làm điều đó với người lạ và dễ bị người xấu hãm hại.

Không tâm sự với bố mẹ sẽ làm con bị tổn thương

Chúng ta sẽ khá bất ngờ nếu biết được tâm lý của một đứa bé thật ra cũng phức tạp như của người lớn vậy. Khi bố mẹ không có ở nhà, những đứa trẻ không thể trò chuyện hay tâm sự với bố mẹ nên thường chúng sẽ kìm nén những cảm xúc tiêu cực và cố giấu đi những chuyện không vui diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Điều này dần dần có thể làm tổn thương lớn đến tâm lý cũng như thể chất của con cái.

Về mặt tâm lý, con cảm thấy không được tâm sự với bố mẹ nghĩa là chúng đang bị bỏ rơi hoặc đó là một việc làm không cần thiết. Các con dễ cảm thấy tủi thân, mất lòng tin, luôn bất an vì không có sự đồng hành của bố mẹ bên cạnh. Về mặt thể chất, những cảm xúc tiêu cực lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, có thể làm con hay mệt mỏi, bỏ ăn bỏ ngủ vì không có tâm trạng.

Học lực của con có thể bị ảnh hưởng vì không được tâm sự với bố mẹ

Điều này cũng khá dễ hiểu vì không được tâm sự với bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của con mà tâm trạng con không tốt thì kết quả học tập cũng sẽ xuống theo. Ngoài ra, nhiều bố mẹ thường cho con đi học thêm nhiều chỗ là vì không có thời gian chăm sóc con nên khả năng cả hai bên có thời gian tâm sự với nhau càng khó hơn.

Trẻ đi học nhiều nơi như vậy nhất định sẽ gặp không ít áp lực hay chuyện buồn từ thầy cô, bạn bè. Nếu chúng không thể tâm sự với bố mẹ mình những điều đó thì khả năng cao là chúng sẽ bị căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm tuổi học đường, ảnh hưởng không nhỏ đến học lực của bản thân. Như vậy, cho dù có cho con học thêm nhiều đến đâu đi chăng nữa mà tâm lý con không khỏe thì cũng chỉ là một việc làm gây lãng phí tiền và thời gian của nhau.

Không tâm sự với bố mẹ sẽ làm cảm xúc con bị tổn thương

Gia đình thiếu giao tiếp, con cái có thể “nghiện” mạng xã hội

Khi không thể tâm sự với bố mẹ, những đứa trẻ có thể tâm sự với những người chúng quen biết trên mạng xã hội như là một phương án thay thế. Khi không thể giãi bày nỗi lòng với gia đình, các con có thể dành hàng giờ hoặc cả ngày làm điều đó với người khác.

Việc này có thể tai hại đến con nếu kẻ chúng làm quen trên mạng là một tên lừa đảo, lợi dụng mạng xã hội để làm chuyện xấu. Những đứa trẻ khi quá cô đơn sẽ tìm đến những chiếc điện thoại hay máy tính bảng như là một công cụ giải trí và kết nối với thế giới bên ngoài.

Vì còn non dại nên chúng dễ bị lừa đảo qua mạng. Bố mẹ phải hết sức cảnh giác. Việc thiếu đi thời gian tâm sự với bố mẹ có thể làm con càng ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội và không còn cần đến sự quan tâm của bố mẹ nữa.

Con không thể tâm sự với bố mẹ dễ có những hành vi tiêu cực

Những hành vi đáng báo động khi con cảm thấy cô đơn vì không thể tâm sự với bố mẹ là: Vô lễ, không trả lời khi bố mẹ hỏi, quát tháo bố mẹ… Lúc này, bố mẹ bắt buộc phải can thiệp và lo lắng cho con nhiều hơn nếu như không muốn mọi việc đi quá xa.

Tình trạng này có thể xuất hiện lần đầu khi trẻ lên ba (khủng hoảng tâm lý trẻ 3 tuổi), dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp và có sự khác nhau trong cách thể hiện giữa bé trai và bé gái. Dần dần khi con lớn, những hành vi đó dễ trở nên nghiêm trọng hơn, có thể kể đến là bắt nạt bạn bè, đánh nhau, bỏ học, lừa gạt người khác, yêu đương không nghiêm túc… Tất cả vốn đều xuất phát từ việc thiếu tình thương, sự quan tâm và chăm sóc từ bố mẹ.

Bố mẹ cần làm gì để có thể tâm sự với con cái?

Ngoài vấn đề thiếu thời gian, đôi khi do bố mẹ chưa thực sự khéo léo trong giao tiếp nên việc con tâm sự với bố mẹ trở nên khó khăn. Sau đây là những điều bố mẹ cần ghi nhớ để có được kỹ năng cần thiết trong việc gắn kết qua ngôn ngữ với con trẻ:

  • Hãy dành thời gian bên con nhiều hơn bằng cách giảm bớt lượng công việc lại. Hãy lên sẵn một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày để con cùng tâm sự với bố mẹ những chuyện vui, chuyện buồn. Điều này nên được thực hiện đều đặn và thường xuyên.
  • Bố mẹ phải nắm bắt được những biến đổi trong lời nói và hành vi của con để biết được con có đang trải qua vấn đề gì mà chưa dám lên tiếng hay không. Nếu có dấu hiệu hành vi nào bất thường, đáng nghi ngờ thì càng cần quan tâm và lo lắng cho con nhiều hơn.
  • Bố mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực tâm sinh lý trẻ thơ và trẻ trong độ tuổi dậy thì để thấu hiểu thế giới của con, để biết cách trò chuyện và ứng xử với con sao cho hợp lý.
  • Không biến việc tâm sự với bố mẹ thành điều kiện để thúc ép hay kiểm soát con, tránh tuyệt đối không xem lén thư từ, tin nhắn riêng của con. Bố mẹ vẫn phải tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc riêng của con. Nếu con chưa muốn nói, chúng ta có thể tạo lòng tin từ từ đến khi con cảm thấy đủ an tâm để bộc bạch với bố mẹ.
  • Không vội vàng đánh giá hay phản bác khi con tâm sự với bố mẹ. Điều con nói dù đúng hay sai thì cũng nên được lắng nghe trước rồi sau đó bố mẹ mới phân tích vấn đề cho con hiểu.
  • Trong lúc nói chuyện với con, bố mẹ nên dùng những lời lẽ khéo léo, tế nhị, tránh dùng giọng lớn tiếng kèm những câu nói vô tâm, thiếu trách nhiệm để con không bị tổn thương.

cách khuyến khích trẻ tâm sự với bố mẹ

Việc con tâm sự với bố mẹ có dễ dàng hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của đấng sinh thành. Nhưng tình cảm với cha mẹ của con sẽ luôn là cầu nối gắn kết các thành viên với nhau, để chúng ta có thể bộc bạch cùng nhau mọi điều trong cuộc sống và sẽ không một ai phải cảm thấy cô đơn.

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.