Mẹ&Con – Hầu hết các mẹ đều biết được lợi ích của việc sinh thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ buộc phải chỉ định sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Bạn có biết đó là những trường hợp nào không? Bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng Bí quyết giúp mẹ an tâm sinh mổ Sinh thường hay sinh mổ- Chương trình làm mẹ

Tiền sử sinh mổ

sinh-mo 

Hầu hết mẹ sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ lần sau. (Ảnh minh họa)

Trường hợp phải sinh mổ có khả năng xảy ra cao nhất là với những mẹ đã từng sinh mổ ở lần trước đó. Bởi lẽ, nếu chọn phương pháp sinh thường, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Bác sĩ sẽ dựa vào thời gian giữa hai lần sinh con, vết mổ và sức khỏe hiện tại của mẹ để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp nhất.

Thai nhi quá lớn

Trong trường hợp thai nhi có cân nặng vượt quá mức chuẩn cho phép (trên 4kg) sẽ gây khó khăn cho việc đi qua khung xương chậu của mẹ. Vì lẽ đó, các bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để tránh làm tổn thương em bé, giúp cuộc vượt cạn diễn ra an toàn hơn.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu hẹp khung xương chậu, không có đủ không gian để thai nhi có thể lọt qua cũng phải tiến hành mổ lấy thai.

Vị trí thai không thuận

ngoi-mong 

Vị trí thai không thuận sẽ được chỉ định mổ bắt con. (Ảnh minh họa)

Thông thường vị trí thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ là đầu chúc xuống đáy khung xương chậu, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trường hợp thai nhi nằm ngang hay mông thai nhi nằm trong khung chậu mẹ thì mẹ cũng nằm trong trường hợp phải sinh mổ. Nếu vẫn cố gắng sinh con theo phương pháp tự nhiên có thể dẫn đến suy thai, dị tật thai nhi…

Đứt nhau thai

Đứt nhau thai là trường hợp nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung và thường xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ hoặc khi chuẩn bị chuyển dạ. Trường hợp nhau thai bị đứt vào gần ngày sinh, thai phụ có thể được kích sinh sớm bằng thuốc. Nếu vết đứt quá nhỏ, cả mẹ và bé đều không bị đe dọa về sức khỏe và tính mạng thì có thể được chờ đến cơn chuyển dạ thực sự.

Trường hợp nhau thai có vết đứt lớn, chắc chắn bạn sẽ được mổ khẩn cấp để phòng trường hợp thai nhi bị thiếu oxy cũng như chảy máu dữ dội ở mẹ, dẫn đến tử vong cho cả mẹ lẫn con.

Mang đa thai

Mẹ mang thai ba, bốn trở lên có thể gặp trở ngại trong quá trình sinh thường. Vì thế, đây cũng là trường hợp phải sinh mổ. Những ca mang thai đôi kích thước thường nhỏ hơn thai ba, thai 4 nên vẫn có thể sinh thường, nếu vị trí ngôi thai thuận lợi.

Thai nhi dị tật

thai-nhi 

Để tránh biến chứng, những thai nhi dị tật đều được sinh bằng phương pháp mổ. (Ảnh minh họa)

Thai nhi mắc dị tật bẩm sinh có thể gặp nhiều biến chứng khác trong quá trình sinh thường. Do đó, khi thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật bẩm sinh cũng sẽ được tiến hành mổ lấy thai để tránh nguy cơ này.

Thai phụ mắc bệnh mãn tính

Những thai phụ mắc một số căn bệnh mãn tính như tim, cao huyết áp, khó thở do hen hay bệnh về phổi… sẽ khó tự rặn đẻ trong quá trình sinh nở. Vì vậy, sinh mổ là phương pháp an toàn để tránh tai biến vào lúc này.

Thai phụ lớn tuổi sinh con lần đầu

Những thai phụ trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu sẽ được bác sĩ khuyên chọn hình thức sinh mổ. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.

Tags:

Bài viết liên quan