Mẹ và Con - Những cơn đau đẻ kéo dài luôn là nỗi ám ảnh mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng sợ. Đặc biệt là những mẹ lần đầu vượt cạn chưa có kinh nghiệm cách sinh em bé không đau thì cách rặn đẻ không đau càng quan trọng.

Cách rặn đẻ không đau rất quan trọng khi sinh vì giúp mẹ nhanh chóng vượt qua cuộc chuyển dạ. Rặn đẻ đúng cách giúp mẹ bớt tốn sức, bé chào đời nhanh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Sau khi sinh, cơ thể cũng thường phục hồi nhanh hơn.

Vì sao mẹ bầu cần biết cách rặn đẻ không đau?

Đau đẻ báo hiệu thời gian thai nghén đã kết thúc. Mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ sinh con. Thời gian chuyển dạ của mỗi người sẽ khác nhau. Với mẹ sinh con rạ thì dao động từ 6 đến 12 tiếng. Với mẹ bầu sinh con đầu lòng thì cơn chuyển dạ có thể kéo dài từ 12 đến 24 tiếng.

cách rặn đẻ không đau
Vì sao mẹ bầu cần biết cách rặn đẻ không đau?

Càng gần lúc sinh thì các cơn đau sẽ càng dồn dập, mãnh liệt hơn. Có nhiều phương pháp giúp giảm đau khi sinh đang được áp dụng. Trong đó, cách rặn đẻ không đau kết hợp với thở đúng cách là rất quan trọng.

Thở và rặn khớp với chu kỳ các cơn gò tử cung giúp giảm đau, đẩy con ra nhanh. Nếu không biết rặn đẻ đúng cách thì mẹ mất sức, thời gian sinh kéo dài cũng như bé có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài.

Lúc đó có thể sẽ cần tới can thiệp từ phương pháp khác. Nói chung với cách sinh thường nhanh không đau thì cách hít thở và rặn đẻ là điều chắc chắn bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ cần.

Hướng dẫn cách rặn đẻ không đau

Cách rặn đẻ đúng cách cần được kết hợp với hít thở đúng nhịp để cho kết quả tốt nhất.

Cách hít thở khi đẻ

Trước hết là về hít thở trong quá trình chuyển dạ sinh con. Điều hòa nhịp thở giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thêm sức lực rặn sinh.

Xem thêm: Cách giảm đau khi chuyển dạ giúp mẹ đi đẻ nhàn tênh

Đầu tiên, bà bầu nhớ giữ bình tĩnh, đừng quá căng thẳng mà hãy tin tưởng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, hộ sinh. Lúc này, thai phụ cần chú ý cơn đau gò tử cung. Cụ thể:

  • Khi cơn đau gò tử cung xuất hiện: Mẹ cần hít thật sâu rồi dồn hơi xuống bụng và nín thở đẩy bé ra. Nếu mẹ cảm thấy sắp hụt hơi nhưng vẫn đau thì cần nhanh chóng hít sâu một hơi nữa và tiếp tục rặn đẻ. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn. Khi này mẹ bầu nên cố gắng dồn hơi xuống bụng, tránh phát ra âm thanh để hơi thoát mất qua đường miệng.
  • Khi không đau (giữa hai cơn gò): Thư giãn, hít thở đều đặn để lấy sức chuẩn bị cho cơn gò tiếp theo.

Cách rặn đẻ không mất sức

Để làm theo cách rặn đẻ không đau, mẹ bầu cần chú ý giữ đúng tư thế rặn đẻ:

  • Đầu kê cao góc 45 độ, mông hơi nâng cao.
  • Hai chân đạp mạnh vào hai bàn đỡ.
  • Hai tay nắm chặt thành bàn sinh để làm điểm tựa.

Khi cơn gò tử cung xuất hiện, bên cạnh hít thở, mẹ chú ý dồn sức rặn đẩy bé ra. Chỉ nên cố gắng rặn đẻ khi cơn co tử cung đang diễn ra. Bởi lúc này sự kết hợp giữa lực đẩy tử cung, lực rặn của mẹ và lực đẩy hỗ trợ của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời nhanh chóng, dễ dàng hơn hết. Nhờ cách đẻ không đau này quá trình sinh con sẽ suôn sẻ, nhanh chóng, mẹ cũng ít phải chịu đau.

Những lưu ý bà bầu cần biết khi rặn đẻ

Để làm đúng cách rặn đẻ nhanh, ít đau, bà bầu cần có sự chuẩn bị từ trước cả về tinh thần lẫn thể chất.

Xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung

Các cơn gò tử cung lúc sinh thường kéo dài 60 đến 90 giây và tần suất cách nhau 2-5 phút tùy người. Mức độ thường dữ dội hơn các cơn co thắt bình thường trong quá trình chuyển dạ. Một số đặc điểm sau sẽ giúp mẹ nhận diện chính xác cơn gò tử cung và biết cách rặn đẻ nhanh hơn:

  • Đau kèm cảm giác tử cung co thắt rất rõ ràng
  • Nước ối có thể ra nhiều hơn khi xuất hiện cơn gò
  • Cảm giác muốn rặn mãnh liệt
  • Cảm thấy áp lực lên trực tràng và xương chậu tăng lên.

Chuẩn bị tâm lý rạch tầng sinh môn

Một điều quan trọng không nên bỏ qua là chuẩn bị tâm lý khi sinh. Nhất là với mẹ sinh con đầu lòng thì bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để cho bé dễ ra hơn, hạn chế tối đa các tổn thương ở vùng đầu của bé.

Bên cạnh đó, chủ động cắt tầng sinh môn cũng giúp giảm nguy cơ rách tầng sinh môn, vừa mất thẩm mỹ vừa tổn thương lan đến cơ vòng hậu môn. Bạn không cần quá lo lắng bởi sau sinh thì bác sĩ sẽ khâu lại và vết thương cũng sẽ chóng lành lặn như cũ.

Chuẩn bị từ khi mang thai

Bên cạnh đó, mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị cho cách rặn đẻ không đau và không mất sức từ quá trình mang thai. Trong khi mang thai, mẹ có thể tập các bài tập về cách thở, các bài tập vùng hông, chậu để giúp sinh nở dễ dàng hơn.

Bạn nên tham gia các lớp học tiền sản để được hướng dẫn chi tiết các kiến thức quan trọng và chuẩn xác về sinh nở. Đồng thời, nên tập luyện các môn thể dục như đi bộ, yoga cho bà bầu, bơi lội nhẹ nhàng đều đặn.

rặn đẻ đúng cách

Việc tập thể dục sẽ tăng cường độ dẻo dai, giúp mẹ rặn đẻ dễ dàng hơn vì vượt cạn thực sự rất tốn sức. Sau cùng, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo mẹ và bé khỏe mạnh, bé lẫn mẹ có sức khỏe, cân nặng phù hợp thì quá trình sinh thường cũng dễ dàng hơn.

Nhìn chung, để quá trình sinh thường diễn ra suôn sẻ, an toàn thì kiến thức về cách thở, cách rặn đẻ không đau là rất quan trọng. Mẹ nhớ giữ tinh thần thoải mái tự tin vì mình luôn được hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ. Tìm hiểu thông tin từ trước kết hợp với hướng dẫn từ nhân viên y tế thì cuộc chuyển dạ sinh con sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bài viết liên quan