Me&Con - Việc lựa chọn phương pháp sinh con của các mẹ bầu thường dựa vào yếu tố sức khỏe, tình trạng thai nhi, vị trí nhau thai và ngôi thai. Ngôi thai là một trong những yếu tố quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý, thường được xác định vào tuần cuối của thai kì hay một vài ngày trước dự sinh. Chùm ảnh: Xúc động đến nghẹt thở về một ca sinh thường ngôi thai ngược Dạy mẹ thở và rặn đẻ đúng cách khi sinh nở Mẹ bầu biết gì về ngôi thai?

Ngôi thai là gì?

Ngôi thai là phần thai nằm ngay khung chậu, phần sẽ đi vào ống dẫn sinh và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào chyển động của thai nhi mà ngôi thai được chia làm 3 dạng: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang (ngôi xiên).

ngoi-thia

Tỷ lệ các kiểu ngôi thai

– Ngôi thai đầu chiếm hơn 95%

– Ngôi thai ngược chiếm khoảng 4%

– Ngôi thai ngang dưới 1%

Trong đó 40% ngôi ngược là thai non tháng

Ngôi đầu

 

Ngôi đầu được chia làm 4 kiểu :

– Ngôi chỏm: Lúc đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám “cửa mình” của mẹ và sờ thấy thóp sau.

– Ngôi thóp trước: Khi đầu em bé cúi không tốt, hơi ngửa, trục của thai nhi song song với trục mẹ, bác sĩ chỉ sờ được thóp trước.

– Ngôi trán: Khi đầu em bé ngửa lưng chửng, sờ từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.

– Ngôi mặt: Là khi em bé ngửa đầu nhiều nhất, mặt là điểm thấp nhất sẽ ra ngoài trước tiên, khi khám bác sĩ có thể sờ thấy cằm.

Ngôi đầu là ngôi thuận, cụ thể ngôi chỏm và ngôi mặt là vị trí thuận lợi để sinh thường. Nếu thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về phía lưng mẹ thì phải sinh mổ.

Trường hợp ngôi thóp trước và ngôi trán thai phụ nên sinh mổ vì đầu em bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu đi qua khung chậu quá lớn nên không qua được.

Ngôi mông

ngoi-mong

Ngôi mông là trường hợp khó sinh hơn ngôi đầu. (Ảnh minh họa)

Ngôi mông là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ gồm có 2 kiểu:

Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế xếp bằng trong tử cung, khi khám bác sĩ sẽ sờ được mông và chân bé.

Ngôi mông thiếu gồm 3 dạng:

– Kiểu mông: Thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực, bác sĩ khám sẽ sờ thấy mông bé không thấy chân.

– Kiểu chân: Thai nhi đứng, sờ được chân nhưng không thấy mông.

– Kiểu gối: Tư thế em bé quỳ, sờ được đầu gối.

Ngôi mông là trường hợp khó sinh hơn ngôi đầu, trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ nhiều hơn. Tùy vào sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thia nhi trong quá trình chuyển dạ mà bác sĩ sẽ có phương pháp sinh phù hợp với thai phụ.

Ngôi ngang (ngôi xiên)

ngoi-ngang

Ngôi ngang bắt buộc phải sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Ngôi ngang là kiểu thai nhi nằm chắn ngang hoặc xiên cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm sấp hoặc sản phụ mang thai đôi. Khi bác sĩ khám cho mẹ bầu chỉ sờ được vai em bé.

Đây là ngôi thai bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế sinh thường vì cơ thể bé không thể qua được khung chậu.

Chẩn đoán và lựa chọn phương pháp sinh con cho mẹ bầu

Vào khoảng tuần thứ 36 của thai kì, các mẹ bầu nên siêu âm chuẩn đoán ngôi thai để có thể biết phương pháp sinh con. Nếu xác định ngôi thai quá sớm, em bé có thể tiếp tục di chuyển và thay đổi vị trí ngôi thai dẫn đến chuẩn đoán ngôi thai khi sinh không chính xác.

Với một số mẹ mới mang thai lần đầu, thành bụng đã dày và chắc, em bé không thể xoay đầu trong các tuần cuối của thai kỳ. Các mẹ đã qua sinh nở, thành bụng sẽ giãn nên không thể cố định em bé.

Ngoài ra, các bệnh về u xơ tử cung hay mắc các bệnh liên qua đến sinh sản cũng sẽ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai không cố định.

Tags:

Bài viết liên quan