Mẹ&Con - Hiện nay cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, mẹ bầu có thể chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau đớn trong cơn chuyển dạ. Tuy nhiên, một số trường hợp các bác sĩ khuyến cáo không được gây tê ngoài màng cứng như thai phụ bị cao huyết áp, các bệnh lý về cột sống …. Vậy làm thế nào để sinh thường không đau? Bất ngờ vì kích thích vùng kín khi sinh là phương pháp giảm đau đẻ một cách tự nhiên nhất Khi đàn ông được thử nghiệm... đau đẻ Đau đẻ: Không còn là ám ảnh

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

Bắt đầu từ tuần thứ 38-40 mẹ bầu sẽ có dấu hiệu xuất hiện những cơn co thăt ở bụng dưới. Những cơn co thắt này có thể kéo dài từ 6-12 giờ với người sinh con thứ và 12-24 giờ với những mẹ bầu sinh con lần đầu.

Muốn đẻ thường không đau phải biết thở và rặn đúng cách 7

Ban đầu những cơn co thắt ở gò tử cung thường kéo dài từ 10-15 giây, cứ 10 phút xuất hiện một lần. Thông thường những cơn co thắt này không gây đau đớn, rất nhẹ. Khi bắt đầu có dấu hiệu sinh thì những cơn co thắt xuất hiện với tần suất nhiều hơn và thời gian cũng dài hơn từ 15-20 giây, sau đó kéo dài từ 20-30 giây và lúc sắp sinh các cơn co thắt sẽ tăng lên từ 30 -40 giây. Cứ trung bình 10 phút sẽ xuất hiện cơn co thắt, khi mẹ bầu cảm thấy bụng đau quằn quại là thời điểm chuẩn bị rặn đẻ.

Thông thường mỗi cơn co của gò tử cung có thể chia làm thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là co – ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng cứng lên, đau tăng dần lên, đạt đỉnh điểm sẽ chuyển sang giai đoạn kéo dài. Sau giai đoạn cơn co kéo dài là giai đoạn nghỉ giữa chừng. Ở giai đoạn này các cơn đau giảm dần, mẹ bầu không còn có giác đau.

Muốn đẻ thường không đau các bác sĩ tùy thuộc vào cơ địa từng người và lịch sử bệnh lý để quyết định có dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để hỗ trợ hay không. Nếu bạn thuộc trường hợp không thể ngoài cứng thì để sinh thường không đau phải biết thở và rặn đúng cách lúc chuyển dạ.

Cách thở đúng cách lúc chuyển dạ

– Khi bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt bạn nên tập trung vào hơi thở đồng thời điểu chỉnh nhịp thở nhanh dần. Lúc này, nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Các cơn đau càng tăng lên thì nhịp thờ cũng phải tăng nhanh và nông hơn.

– Khi các cơn co thắt chuyển sang giai đoạn kéo dài, lúc này bầu nên tăng tần suất nhịp thở. Các cơn co thắt càng mạnh, đau càng nhiều thì nhịp thở cũng phải nhanh theo.

Muốn đẻ thường không đau phải biết thở và rặn đúng cách 8

– Khi thở ra bạn phải điều chỉnh nhịp thở sao cho phải phát ra tiếng rít giống như huýt sáo nhỏ. Chuyển sang giai đoạn nghỉ thì nhịp thở chậm lại, thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần và chuyển về thở bình thường để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho các cơn co thắt tiếp theo. Ở giai đoạn này bầu nên tranh thủ thư giãn toàn thân là tốt nhất.

 Lưu ý: Khi bác sĩ ra dấu hiệu bầu rặn thì lúc này nên thở đúng cách như trên để giúp nhanh chóng đẩy bào thai ra ngoài. Thở không đúng cách không chỉ khiến mẹ mất sức mà thai nhi có thể bị ngạt, rất nguy hiểm.

Cách rặn đẻ đúng cách

– Khi xuất hiện các cơn đau ở cổ tử cung, bụng gò cứng, mẹ bầu nên hít một hơi thật sâu. Sau đó, nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ của bàn sinh. Và dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới để giúp đẩy thai nhi ra ngoài.

– Khi sắp hết hơi nhưng vẫn còn xuất hiện những cơn đau tiếp tục hít một hơi khác và lắp lại các động tác tương tự như ban đầu cho đến khi không còn cảm thấy đau bụng nữa.

Muốn đẻ thường không đau phải biết thở và rặn đúng cách 9

Lưu ý: Khi hít thở mẹ bầu phải giữ ở tư thế lưng thắng áp sát vào bề mặt bàn sinh, phần mông phải cong lên phía trước. Khi rặn miệng phải nín chặt, không được phát ra bất kỳ âm thanh nào để tránh mất sức.

–  Giữa 2 cơn co ở tử cung, khi không còn cảm giác đau thì lúc này bầu chuyển sang thở sâu, điều hòa cơ thể để nạp thêm năng lượng cho đợt rặn tiếp theo.

– Những người sinh con so các cơn rặn đẻ thường kéo dài từ 30-40 phút và được chia thành nhiều đợt. Còn với những người sinh con thứ các đợt rặn sẽ kéo dài 20-30 phút.

T.H (Tổng hợp)

Tags:

Bài viết liên quan