Mẹ và Con - Mang thai là một hành trình vất vả không chỉ về mặt thể chất mà còn ở tinh thần. Stress khi mang thai sẽ có hại đến cả sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nhé!

Thời gian mang thai là thời gian nhạy cảm nhất với phụ nữ vì dễ gặp stress khi mang thai. Những yếu tố về sức khỏe tinh thần của mẹ thai cần được lưu tâm thật kỹ. Một thai kỳ khỏe mạnh cần đạt đủ về yếu tố tinh thần và thể chất.

Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về vấn đề stress khi mang thai, tác động của chúng đến thai nhi và mẹ thai và cách phòng chống để có một thai kỳ thật khỏe mạnh mẹ nhé!

Nguyên nhân gây stress khi mang thai

  • Cơ thể mệt mỏi do buồn nôn, táo bón hoặc đau lưng trong quá trình mang thai là nguyên nhân dẫn đến stress khi mang thai.
  • Mang thai khiến hormone trong cơ thể thay đổi cũng tác động đến tâm trạng của mẹ thai, làm phụ nữ mang thai dễ stress hơn.
  • Lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc cách chăm sóc em bé sau sinh cũng gây căng thẳng cho mẹ thai.
  • Căng thẳng trong công việc cũng là yếu tố gây áp lực cho mẹ thai trong thai kỳ.
  • Cuộc sống bận rộn khiến mẹ không thể chăm sóc cho sức khỏe tinh thần hoặc sức khỏe thể chất cũng dễ dẫn đến stress khi mang thai.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?

  • Sức khỏe thể chất: mang thai khiến cơ thể chúng ta thay đổi để thích nghi với việc nuôi một sinh mệnh trong người. Điều đó khiến mẹ thai thường phải chịu những cơn đau về thể chất, đau ngực, đau tim, rối loạn nhịp thở, mệt mỏi,…
  • Rối loạn ăn uống: căng thẳng thần kinh kéo dài trong thai kỳ sẽ khiến mẹ thai mất đi cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, bỏ bữa hoặc mất kiểm soát ăn uống không khoa học… Điều này dẫn đến một số bệnh như đau dạ dày, viêm đường ruột hoặc viêm ruột kích thích.
  • Ảnh hưởng thần kinh, tính cách: phụ nữ mang thai nếu bị căng thẳng kéo dài dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, không tập trung và rất hay quên, lẫn lộn. Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức khiến gây áp lực lên bản thân, hay giận dữ hay khóc nhiều hơn vì những cảm giác quá mệt mỏi.
  • Dễ sinh non: mỗi khi căng thẳng xảy ra, cơ thể của phụ nữ mang thai thường sản xuất ra hormone giải phóng corticotropin (CRH) có ảnh hưởng đến thời gian mang thai. Tức có nghĩa là, mức CRH càng cao thì thời gian mang thai càng bị rút ngắn, dễ sinh non.
  • Mối quan hệ xã hội: dưới những nguồn gây ra căng thẳng áp lực, mẹ thai có xu hướng thu người lại và không muốn tiếp xúc với bên ngoài, chỉ muốn tách biệt với xã hội.

ảnh hưởng khi bị stress khi mang thai

Khi mang thai nếu bị stress sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ?

Nguy cơ tự kỷ

Những mẹ bị trầm cảm hoặc stress khi mang thai, các hormone tâm lý của các mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con khiến hệ thống này bị giảm chứng năng dẫn đến thiếu hụt hormone. Điều này sẽ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao.

Thiếu oxy máu

Stress khi mang thai sẽ dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, dễ ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu cũng như dinh dưỡng thai nhi. Điều này rất nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi, dễ gây dị tật.

Nguy cơ mắc bệnh tim

Trong một vài nghiên cứu khoa học cho biết, khi phụ nữ mang thai phải trải qua mực độ cực kỳ căng thẳng thì những đứa trẻ của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Đồng thời, chúng cũng sẽ có ít khả năng đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống và sức khỏe cũng yếu hơn.

Chậm phát triển não bộ

Vào tuần 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ dần hình thành não và các chức năng sẽ được hoàn thiện dần. Tuy nhiên, nếu lúc này, phụ nữ stress khi mang thai thì dễ khiến cho não bộ của bé chậm phát triển.

Thai nhi có nguy cơ tăng động

Trong các nghiên cứu về thai nhi được sinh ra từ các mẹ phải chịu căng thẳng liên tục thì những đứa trẻ này có mức tăng động cao, rối loạn hành vi, gần giống với hội chứng tăng động giảm chú ý.

Người ta cho rằng nếu mẹ stress khi mang thai, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng làm ảnh hưởng đến nồng độ cortisol và dopamine ở thai nhi, từ đó khiến chúng dễ bị tăng động hơn

Chậm nói

Những nghiên cứu về vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ cho biết có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng, căng thẳng kéo dài gây bất ổn trong thai kỳ.

Người ta tin rằng sự lo âu, trầm cảm ở người mẹ sẽ làm giảm các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống hoặc nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi và khiến bé chậm nói.

bị trầm cảm hoặc stress khi mang thai

Những cách để giảm stress khi mang thai

Thiền

Thiền giúp mẹ thai có thể ổn định tâm trạng và cảm xúc, làm giảm lo âu. Đây được xem là phương pháp hiệu quả để đánh tan căng thẳng và stress khi mang thai.

Ngủ đủ giấc

Giữ cho mình một giấc ngủ đủ sẽ giúp giảm căng thẳng trong thai kỳ rất hiệu quả. Việc giữ cho bản thân tránh căng thẳng từ việc ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cho thai nhi của bạn phát triển tốt hơn.

Khi ngủ, mẹ thai cần tránh việc tiếp xúc với đồ điện tử – đã được chứng minh ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và giữ cho phòng ngủ luôn gọn gàng thoáng khí sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, chất xơ

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ thai dễ dàng loại bỏ những căng thẳng trong thai kỳ hơn, ngăn ngừa stress khi mang thai. Bạn hãy cố gắng bổ sung những thực phẩm giàu sắt như rau lá xanh, các loại thịt đỏ, trứng, cá mòi và đậu.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nâu, bánh mì gạo. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp năng lượng một cách hợp lý và còn giúp bạn đánh bại chứng táo bón hay diễn ra trong thai kỳ.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho quá trình mang thai hay lúc lâm bồn mà mẹ thai nên thử làm. Một vài hình thức tập thể dục các mẹ có thể tham khảo như đi bộ, bơi lội hay yoga. Nó sẽ giúp cho bạn giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, tăng sức bền, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tăng tính linh hoạt dẻo dai cho cơ thể.

bị stress khi mang thai

Làm điều mình thích

Khi làm những điều mình thực sự cảm thấy thoải mái sẽ khiến mẹ quên đi những điều làm mẹ lo lắng và giữ cho tâm trí luôn bận rộn để không phải nghĩ đến điều tiêu cực, từ đó tránh được tình trạng stress khi mang thai.

Đối mặt với cảm xúc

Mẹ thai không nên cố gắng đè nén cảm xúc, điều đó sẽ khiến căng thẳng kéo dài hơn. Bạn nên thử chia sẻ cảm xúc với người thân hoặc bạn bè. Nếu không có người thân hoặc người bạn tin tưởng tuyệt đối thì viết ra những cảm xúc trong lòng cũng là một cách giúp bạn đối diện với cảm xúc và giúp giải tỏa tâm trạng.

Lời Kết

Mang thai là một quá trình dài vô cùng vất vả về cả thể chất và tinh thần. Các bạn hãy cố gắng giữ cho mình một cuộc sống thật vui vẻ, tích cực để tránh bị stress khi mang thai nhé. Điều đó không chỉ giúp cho cuộc sống của bạn tốt hơn mà còn hỗ trợ giúp thai nhi phát triển tốt nữa đấy. 

Bài viết liên quan