Mẹ và Con - Trẻ sinh non thường có sức khỏe kém, khó nuôi, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn ở trẻ sinh đủ tháng. Để phòng tránh sinh non ở bà bầu thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu dọa sinh non, dấu hiệu sinh non khi mang thai.

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi là lúc rất nhạy cảm với nguy cơ sinh non. Nếu có bất kỳ dấu hiệu sinh non nào dù không nghiêm trọng thì mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo thai vẫn ổn định.

Sinh non là gì?

Sinh non là trường hợp mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi (đủ là từ 38 đến 42 tuần). Các trường hợp bé chỉ phát triển trong bụng mé dưới 37 tuần đều được xem là sinh non. Tùy theo thời điểm ra đời mà trong y khoa phân loại mức độ sinh non như sau:

  • Sinh cực non: Thai dưới 28 tuần tuổi
  • Sinh rất non: Từ 28 tuần tuổi đến 31 tuần 6 ngày tuổi
  • Sinh non vừa: Từ 32 tuần tuổi đến 33 tuần 6 ngày tuổi
  • Sinh non muộn: Từ 34 tuần tới 36 tuần 6 ngày tuổi.
dấu hiệu sinh non
Dấu hiệu sinh non là gì

Sinh non 8 tháng có sao không?

Tình trạng sinh non không hiếm gặp, nhất là sinh non vừa và muộn. Để trả lời câu hỏi sinh non 8 tháng có sao không (32 tuần) thì còn phải xem xét tình trạng sức khỏe của từng bé. Nhìn chung, biểu hiện và nguy cơ ở trẻ sinh non như sau:

  • Trẻ bị nhẹ cân, dưới 2,5kg
  • Dễ bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt
  • Chậm phát triển cân nặng và chiều cao
  • Bé dễ bị thiếu máu, có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn trẻ sinh đủ tháng
  • Tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh cao hơn
  • Ở thời điểm này thì phổi thai nhi chưa phát triển toàn diện nên nếu nhẹ thì bé sẽ gặp các vấn đề hô hấp mạn tính, nặng thì có thể suy hô hấp dẫn tới tử vong.
  • Trẻ sinh non chưa phát triển đầy đủ nên dễ mắc bệnh tiêu hóa hoặc thận yếu, dễ bị mất nước, rối loạn tiêu hóa.

Nhìn chung các bé sinh non cần được chăm sóc tích cực để tăng tỷ lệ sống. Nếu chăm sóc tốt thì các bé sẽ dần cứng cáp và phát triển ổn định hơn.

Nguyên nhân gây sinh non

Nguyên nhân dẫn tới sinh non có thể từ phí người mẹ hoặc từ bào thai. Cụ thể như sau:

  • Từ phía mẹ: Tử cung dị dạng bẩm sinh; từng sử dụng các phương pháp phá thai, sẩy thai; tiền sử mắc các bệnh tim gan thận hoặc tai biến sản khoa; viêm nhiễm khi mang thai; chấn thương ở bụng; chăm sóc thai kỳ kém…
  • Từ phía thai nhi: Đa thai; đa ối; vỡ ối non…

Dấu hiệu sinh non

Nhận biết các dấu hiệu sinh non để xử lý kịp thời là rất quan trọng, giúp tăng tỷ lệ sống cho bé. Trong đó thì các dấu hiệu sinh non tuần 31, dấu hiệu sinh non tuần 32, dấu hiệu sinh non tuần 33, dấu hiệu sinh non tuần 34, dấu hiệu sinh non tuần 35, dấu hiệu sinh non tuần 37 đều khá tương tự nhau. Phổ biến gồm:

Cơn co tử cung quá sớm

Đây là dấu hiệu dọa sinh non cần được lưu tâm. Các cơn đau co thắt kéo dài khoảng 10 phút, mạnh dần theo chu kỳ. Đau ở vùng bụng dưới và quanh thắt lưng. Nếu mẹ bầu từ 31-32 tuần mà có dấu hiệu này kéo dài thì nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Chảy máu âm đạo

Nếu thấy âm đạo chảy máu màu đỏ tươi (một số trường hợp có thể là hồng nhạt hoặc nâu) thì đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Dịch chảy càng nhiều, màu càng tươi thì càng nguy hiểm.

Vỡ ối trước tuần 37

Ngay khi ối vỡ sớm thì phải đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nước ối chảy ra từ âm đạo nếu có màu xanh hoặc nâu thì càng phải chú ý đặc biệt. Vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy nước ối có chứa phân su của thai nhi, có thể gây nguy hiểm nếu bé hít phải.

Xóa cổ tử cung (tử cung mở trước)

Khi cổ tử cung bắt đầu mở nghĩa là thai nhi sắp chào đời (khoảng 15 tiếng từ lúc xóa cổ tử cung đến khi sinh con). Xóa cổ tử cung đặc trưng bởi các cơn đau co thắt tử cung có chu kỳ, khoảng 15-20 phút/lần.

Bên cạnh các dấu hiệu sinh non rõ ràng bên trên thì nếu bà bầu bị đau tức ngực, khó thở, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa vào tam cá nguyệt cuối thì cũng nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Ngay khi thấy có dấu hiệu sinh non thì mẹ nên kiểm tra xem bệnh viện chuyên khoa đang theo dõi định kỳ và dự sinh có chuyên khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non hay không. Chăm sóc trẻ sinh non tích cực là vô cùng quan trọng, giúp nâng cao tỷ lệ sống cũng như giảm nguy cơ tai biến, bệnh tật cho bé. Việc sinh thường hay sinh mổ khi sinh non sẽ do bác sĩ chẩn đoán, chỉ định.

Làm thế nào để tránh sinh non?

Phòng tránh sinh non ở bà bầu rất quan trọng. Trước hết cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ về chế độ chăm sóc sức khỏe trước và trong khi mang thai. Mẹ nhớ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích, vận động hợp lý và quan trọng nhất là cần khám thai định kỳ đúng lịch. Trong trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì bạn cần nói rõ với bác sĩ để được tư vấn đầy đủ nhất nhé.

Sinh non 8 tháng có sao không

Nhìn chung, mẹ nhớ chú ý các dấu hiệu sinh non khi mang thai được khoảng 32 tuần. Vào giai đoạn này, bất kỳ dấu hiệu dọa sinh non nào cũng không nên bị bỏ qua. Phòng tránh sớm cũng như cẩn trọng trước mọi dấu hiệu lạ là điều bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên làm.

Bài viết liên quan