Mẹ&Con - Chẳng hiểu sao tôi thường có cảm giác xót xa quá đỗi trước hình ảnh những người đàn ông đi chợ. Cứ nghĩ cái chốn xô bồ và ồn ào lắm tiểu tiết ấy chỉ dành cho phụ nữ, riêng phụ nữ mà thôi. Đàn ông Việt giấu tiền ở đâu? 10 điều khủng khiếp nhất của đàn ông Việt Lòng dạ đàn ông

Đó là cảm giác thương thương khi một sáng bắt gặp người đàn ông phân vân chọn mua cá. Đến lúc chọn được rồi anh bị chị bán hàng hét giá thật cao. Khi anh lí nhí mặc cả thì chị ta trở giọng mắng té tát nào là sáng sớm mới mở hàng, đàn ông gì mà ki bo này nọ. Thế là anh lẳng lặng rút ví trả tiền và thất thểu tới hàng rau củ. Các bà ở hàng rau đon đả giành nhau gọi anh ghé lại hàng mình. Người đàn ông ngó quanh dáo dác với gương mặt hiền lành đến tội, làm tôi liên tưởng hệt như anh lỡ đến nơi nào chật vật hiểm nguy vô cùng.

 

Việc người đàn ông bon chen gửi xe rồi lội qua hàng cá, ghé hàng rau, phân vân giữa hàng trái cây và ngơ ngác tìm hàng gia vị hệt như người phụ nữ cặm cụi ngồi vá xe hay trèo mái nhà lật ngói. Có điều trong khi đàn bà làm những việc ấy được ví là mạnh mẽ, được khen tháo vát thì đàn ông xách giỏ đi chợ lại bị cho là tủn mủn thấp hèn. 

thuong-lam-dan-ong-di-cho

Trước tiên, đàn ông họ tự dè bĩu và thương hại nhau vì trót vướng vào chợ búa. Nhiều người dẫu chỉ ngồi uống cà phê bên đường hay đứng bắt chuyện với anh giữ xe trong thời gian chờ vợ lặn lội trong chợ đã bực mình cau có. Họ không hề nghĩ mình may mắn khi số khác phải lẽo đẽo theo vợ vào chợ tay nách xách mang hay thậm chí cầm giỏ chọn thức ăn cho cả nhà.

 

Riêng mấy chị bán hàng thấy đàn ông đi chợ là thích lắm bởi tha hồ hét giá. Đàn ông thường ngại đứng phân trần mặc cả chi li từng cắc như phụ nữ. Họ dễ tính, thậm chí lơ ngơ khi mấy chị bán hàng nhét cho quả cà chua đã chín rục, con tôm đổi màu mà chẳng hề hay biết. Những tiếng lao xao nhỏ mọn, tiếng mời chào đon đả và đã là chợ hầu như luôn có tiếng cãi nhau. Có lúc chị kia nhất quyết bảo đã trả tiền rồi còn cô bán hàng xắn tay áo bảo chưa. Có khi là chị mua hàng phát hiện cân thiếu hay cô kia đã lựa rau bên này nhưng bỏ qua hàng bên mua. 

Bởi vậy, tôi chưa thấy người đàn ông nào hăng hái và thích thú đi chợ. Họ có thể sẵn lòng xắn tay vào bếp nấu ăn, loay hoay rửa chén nhưng lặn lội vào chợ mua đủ thức này thức kia thì đa phần các anh đều ngán ngẩm. Tôi nghĩ, nếu có người đàn ông hào hứng đi chợ chỉ vì mục đích mua thức ăn về cho gia đình thì hẳn đó là người đàn ông chịu khó lắm.

Từ ngày ly thân, chú tôi sống thui thủi trong căn nhà nhỏ ở quê, nhường căn nhà mặt phố cho vợ cũ và con cái. Trông thấy chú tự mình nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đã thương nhưng nhìn chú xách xe lội vào chợ càng thương hơn nữa. Bao giờ mấy cô bán hàng cũng hỏi như trêu “Vợ đâu mà ngày nào cũng đi chợ thế này?”. Nghe còn hơn cả nỗi tủi hờn chạy qua. 

Dĩ nhiên cái nết đàn bà và phẩm chất đàn ông đâu đánh giá qua việc chợ búa. Nên nhiều khi tôi thấy suy nghĩ mình phiến diện, hẹp hòi như thể mình chẳng mặn mà vào quá trình đấu tranh hay ủng hộ nữ quyền. Tham gia giúp đỡ phụ nữ vào việc nhà lặt vặt như đi chợ, nấu ăn giặt giũ không là to tát nhưng đáng được hoan nghênh. Và người đàn ông nào phải làm bởi hoàn cảnh bắt buộc luôn khiến tôi xao động, chợn vợn thương cảm vô cùng.

 

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?