Mẹ&Con - Khi bạn nhìn lại cuộc đời mình, niềm hạnh phúc nhất chính là niềm hạnh phúc gia đình. Tết của một bà mẹ đơn thân Muôn chuyện ăn Tết nơi quê chồng vợ

Ông bà Sáng lấy nhau ngót nghét 40 năm. Ông Sáng xưa là bộ đội cụ Hồ, còn bà Sáng là công nhân nhà máy dệt. Thời ngày xưa, trong khi hầu hết nhà nào cũng sinh đẻ dăm bảy người con thì ông bà Sáng lại chỉ sinh được vẻn vẻn một người con gái duy nhất. Ông Sáng đặt tên công chúa là Rạng – Nguyễn Minh Rạng với mong muốn sau này khi lớn lên, con gái mình sẽ trở thành người thông minh, tài giỏi, mưu trí y hệt cái tên mà ông gửi gắm.

Không phụ lòng cha mẹ, Rạng học rất giỏi. Ở trong thôn, cô là hình mẫu lý tưởng của các bậc phụ huynh. Ai cũng lấy Rạng ra làm tấm gương, nhắc đi nhắc lại con cái mình phải học hỏi, phải noi theo. Nói theo phong cách hiện đại, Rạng chính là nhân vật “Con nhà người ta” mà phụ huynh khao khát, bạn bè ngưỡng mộ.

Mười tám tuổi, Rạng thi đỗ đại học. Sống trong gia đình không mấy khá giả, từ nhỏ Rạng luôn ý thức chỉ có kiến thức mới đem lại vinh quang. Cô tạm biệt cha mẹ, khăn gói lên thành phố với ước mơ cháy bỏng trở thành một kiến trúc sư tài ba, kiếm thật nhiều tiền giúp bố mẹ thoát khỏi cuộc sống bần hàn, nghèo túng và xây cho ông bà một căn nhà khang trang, có chỗ uống trà, có chỗ trồng rau…

Tiễn con gái ra bến xe, bà Sáng khóc như mưa. Ông Sáng mạnh mẽ hơn, nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác buồn tủi khi nghĩ tới cảnh từ nay ở nhà chỉ còn hai vợ chồng già. Lòng bất an nhưng ông bộ đội già vẫn động viên vợ: “Con nó đi học, chỉ vài năm thôi, thời gian trôi qua nhanh lắm!”.

Đúng như lời ông Rạng nói, mới chớp mắt mà đã 5 năm. Tốt nghiệp xong, với tấm bằng loại giỏi Rạng được nhiều công ty săn đón. Cô đầu quân cho một tập đoàn xây dưng lớn nhưng ngặt nỗi, công ty này lại cần người ở chi nhánh tận trong miền Nam. Thay vì xa nhà 200 cây như thường lệ, giờ đây chắc Rạng phải chuẩn bị tinh thần xa nhà hơn 2 ngàn cây số. Xa xôi như vậy, chắc cô gái chẳng thể về nhà vào mỗi dịp hè mà chỉ có ngày Tết cuối năm, may ra…

Từ khi con gái đi làm xa, Tết nào ông bà Sáng cũng trang trí nhà cửa thật đẹp để chào đón công chúa trở về. Thậm chí, bà lão còn tự tay trải ga giường để con có nơi ngả lưng êm ái. Mặc dù con cái đã lớn, nhưng ông bà vẫn thích gọi Rạng với biệt danh thân mật “Công chúa”. Nhiều lần nói chuyện qua điện thoại, Rạng cũng phàn nàn về vấn đề này nhưng bà Sáng chỉ cười trừ, gạt đi: “Con dù lớn tới đâu, vẫn luôn là đứa con bé bỏng của mẹ”.

Vừa chạy đôn chạy đáo chuẩn bị Tết tư, ông bà Sáng vừa hồi tưởng lại cái Tết nhiều năm về trước khi con gái còn nhỏ, cả gia đình sum họp cùng nhau trang trí nhà cửa, cùng nhau quây quần quanh bếp lửa hồng nấu bánh chưng… Ngày đó, kinh tế còn khó khăn mà vui đến lạ.

Tết nguyên đán, hạnh phúc là quay trở về nhà 3

Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt, sum vầy Tết là phong tục đẹp nhất của người Việt. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên Tết năm ấy con gái ông bà nhắn tin báo bận, phải đi công tác nên không thể trở về chung vui với mọi người. Ông bà buồn lắm, nhưng vẫn cố gắng động viên nhau, cùng nhau đón năm mới an lành.

Nhiều năm cật lực làm việc, cuối cùng Rạng cũng thỏa lòng ước ao khi cất cho cha mẹ ở quê ngôi nhà khang trang, hiện đại. Ngôi nhà mới nằm ngay trung tâm thị trấn, bên cạnh là siêu thị, quán ăn, công viên… Nhiều người ghen tị với ông bà Sáng khi sinh được cô con gái hiếu thảo, vẹn toàn tài sắc. Với môi trường mới này, ông bà thoải mái an dưỡng tuổi già trong sự đầy đủ, tiện nghi.

Một mùa xuân khác, trong khi ông bà đang háo hức chuẩn bị Tết thì cô công chúa nhỏ lại điện thoại, báo bận không về. Bà lão sau khi nghe máy của con thì lòng đầy ái ngại, quay sang thấy ông lão đang buồn rầu. Dường như ông đã lường trước được chuyện này.

Mùa xuân năm kế tiếp cũng không ngoại lệ…
Mùa xuân tiếp theo,
Tiếp theo…

Khi cô con gái chưa kịp nhắn tin thì đã nhận được điện thoại của mẹ, báo rằng cha mình đã đi lạc.

Vậy là Rạng đặt vé máy bay, bay ngay về nhà trong buổi sáng ngày 30. Khi chiếc xe ô tô đỗ xịch trước cổng nhà, cô gái bỗng cảm thấy như có một tảng đá nặng đè lên lồng ngực, nặng trĩu, đau nhói. Tất cả nhà hàng xóm bên cạnh đều trang trí nhà cửa tưng bừng, vui mừng đón Tết. Mấy ông bà già tầm tuổi cha mẹ cô, nét mặt ai cũng tươi cười khi con cái, cháu chắt đổ về sum vầy ngày Tết.

Tiếng cười nói, tiếng bước chân, gọi nhau í ới sao mà thân quen tới lạ? Nhìn sang nhà mình, tuy ngôi nhà khang trang, rộng lớn nhưng dường như tất cả chỉ bao trùm bầu không khí buồn bã, cô đơn, không hề có lấy một chút hương vị ngày Xuân.

Rạng mở cửa, bước vào nhà chỉ thấy mẹ cô ngồi chống tay xuống cằm, nước mắt quệt ngang má. Rạng tức tốc đi tìm cha, cô cứ leo lên xe và đi mặc dù chẳng có chút thông tin ít ỏi nào của ông.

Đi qua bao nhiêu con phố, hỏi bảo nhiêu người… Gặp ai Rạng cũng tha thiết những tất cả đều vô vọng khi không hay biết tung tích của ông Sáng. Tới lúc thấm mệt, trong đầu cô chợt lóe lên suy nghĩ: “Hay là cha đã trở về ngôi nhà cũ ở thôn?”

Giữ trong lòng một chút hy vọng, một chút may mắn Rạng lái xe trở về ngôi nhà cũ – nơi cô đã chung sống bên cha mẹ suốt quãng thời thơ ấu. Rạng chết sững khi nhận ra người đang lúi húi lau từng hạt bụi, tỉa từng nhánh cây kia chính là cha mình. Vừa mừng, vừa tủi, cô công chúa nhỏ bé chạy tới ôm chặt ông lão. Thấy con, ông Rạng cũng xúc động không kém. Run run chỉ tay về phía cây đào già nở rộ, người cha già cất lời: “Hoa đào nhà ta bắt đầu nở đón Tết rồi kìa, con yêu!”.

Như hiểu ra tất cả, Rạng ôm chầm cha mình một lần nữa. Cô công chúa gục đầu vào vai ông và khóc, những giọt nước mắt của sự hối hận lăn dài trên má…

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?