Mẹ và Con - Khủng hoảng hôn nhân và con cái là một vấn đề mà nhiều người phụ nữ phải đối mặt ở tuổi 30. Làm sao để vượt qua tình trạng này?

30 tuổi là cột mốc đánh dấu sự sang trang một cuộc sống mới đối với người phụ nữ. 30 tuổi chẳng quá già nhưng trong mắt nhiều người cũng chẳng còn trẻ và đối với hầu hết người phụ nữ. Trong đó, hôn nhân và con cái là một trong những nỗi lo lắng nhất trong giai đoạn này. Do đó, chẳng tự nhiên mà người ta thường hay bảo nhau rằng U30 chính là thời điểm của khủng hoảng hôn nhân và con cái ở phụ nữ…

Tuổi 30 – khi bạn phải đối mặt với khủng hoảng hôn nhân và con cái

“30 chưa cưới là…gái ế!”

Có thể nói, 30 là cột mốc khủng hoảng hôn nhân đối với tất cả chị em phụ nữ, dù có chồng hay vẫn chẳng vội tính đến chuyện kết hôn. Bước đến ngưỡng 30, nếu vẫn còn lẻ bóng đi về một mình, bạn sẽ đối mặt với sự thúc giục kết hôn từ gia đình và mọi người xung quanh, chẳng hạn như bạn bè đồng nghiệp hay… cô hàng xóm!

Từ những câu hỏi “Khi nào lấy chồng” mỗi khi chạm mặt đến những ánh mắt dèm pha, những lời xì xầm bàn tán phía sau lưng…. Dù rằng kết hôn là chuyện riêng của bạn đi chăng nữa thì khi phải đối mặt với quá nhiều câu hỏi, chắc chắn bạn cũng sẽ ít nhiều cảm thấy không thể thoải mái được và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

phụ nữ tuổi 30

Hôn nhân chẳng còn được như xưa

Nếu kết hôn ở tuổi đôi mươi thì đến năm 30 tuổi đã sống với nhau một khoảng thời gian đủ dài để hiểu rõ và cùng nhau vượt qua sóng gió. Sau khi đi qua hết quãng thời gian khủng hoảng tiền hôn nhân, người phụ nữ sẽ rơi vào cảm giác chán nản, không còn gì thú vị và mới mẻ. Lúc này các trận cãi vã sẽ liên tục xuất hiện xoay quanh những vấn đề như con cái, tiền bạc, nhà cửa, trách nhiệm….

Thực tế, khủng hoảng hôn nhân đâu chỉ dừng lại ở đó… Lúc này một số người phụ nữ không hài lòng với sự nghiệp và cảm thấy muốn đạt được giá trị, thành tựu nào đó. Nếu thành công thì đương nhiên là tốt, nhưng nếu thất bại thì đây lại trở thành một khủng hoảng, nỗi ám ảnh khi bạn bè quanh mình đều có nhà lầu, xe hơi hết rồi. Những áp lực vô hình này trở thành ngòi châm cho những xung đột giữa vợ chồng, đẩy hôn nhân vào bế tắc. 

Người ta thường nói “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”. Đến năm 30 tuổi nếu đã có con cái thì sẽ chẳng còn đủ cho nhau những bữa ăn lãng mạn với nến và hoa hay những cuộc đi chơi xa chỉ riêng đôi ta. Ngay cả những lời đường mật yêu thương cũng thay bằng những câu nói “tiền mua sữa cho con đâu?”, “sinh hoạt phí là thế này…”. Chính vì thế mà người phụ nữ bắt đầu nghi ngờ rằng chồng mình đang ngoại tình. 

cuộc sống vợ chồng

Lo lắng về chuyện con cái

30 tuổi, mối quan tâm của phụ nữ không dừng lại ở khủng hoảng hôn nhân hay căng thẳng công việc mà còn là một trọng trách lớn lao khác: sinh nở và nuôi dạy con cái.

Khi đã có con thì mọi thứ gần như chỉ xoay quanh con. Giờ đi làm cũng phải biến hóa theo giờ đi học của con, giờ làm việc ở nhà cũng biến hóa theo giấc ngủ của con…Cũng chính lúc đặt hết tâm tư vào con cái thì người phụ nữ bắt đầu nhìn về quá khứ, hối hận về những điều mình từng làm với gia đình và bố mẹ hoặc những người mình từng khiến họ buồn. Những trăn trở đó là một phần của khủng hoảng tâm lý ở phụ nữ tuổi 30. 

Tâm lý phụ nữ tuổi 30: Khủng hoảng hôn nhân và con cái 4

Ai sinh con ra, nuôi con đều chẳng mong con bình an, khỏe mạnh và đạt được kỳ vọng của mình. Nhưng nuôi con chưa bao giờ dễ dàng với hàng tá vấn đề liên quan đến tiền như thức ăn, quần áo, giày dép, học phí, các lớp ngoại khóa, lớp học thêm… Nếu năm 20 tuổi, bạn chẳng cần phải lo tiết kiệm, nhận lương tới đâu thì cứ cho mình thoải mái tới đó, thì năm 30 tuổi, bạn bắt đầu “căng não” vì chuyện chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và tiết kiệm cho tương lai. 

Và, bạn biết không, đâu đó lý do khủng hoảng hôn nhân ở phụ nữ còn xuất phát từ chính chuyện con cái của họ…

Ở độ tuổi 30, không ít phụ nữ chấp nhận từ bỏ công việc đang thăng tiến, tạm gác ước mơ của bản thân để dành thời gian chăm sóc con cái. Lâu dần, người phụ nữ đánh mất đam mê của mình trong công việc. Họ không còn nhiệt huyết nên đường công danh chẳng còn suôn sẻ. Và họ bắt đầu cảm thấy mình thua kém chồng hoặc người bạn đời của họ sẽ bắt đầu sinh ra tâm lý xem thường người phụ nữ phụ thuộc quá nhiều vào mình. Khủng hoảng hôn nhân cũng sẽ bắt đầu từ đây!

khủng hoảng trong hôn nhân

Ngoài ra, nếu 30 tuổi mà phụ nữ chưa có con thì sẽ cảm thấy khủng hoảng. Nhìn bạn bè đăng hình con cái mà lòng sốt ruột không yên. Gia đình nội ngoại hai bên hỏi han và thúc giục nên lúc nào cũng cảm thấy áp lực, buồn rầu, mệt mỏi, rệu rã… 

Và khủng hoảng hôn nhân còn nằm ở những bất đồng quan điểm, khi một trong hai chưa sẵn sàng cho việc sinh con. Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vì thế, với một số người, họ chỉ sinh con khi họ đã thật sự sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu người bạn đời của bạn không đồng quan điểm với bạn trong việc xác định thời gian sinh con, thì đây thật sự là một vấn đề lớn cần cân nhắc…

Vượt qua cơn khủng hoảng hôn nhân và con cái như thế nào?

Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn. Năm 20 tuổi chúng ta cứ tưởng mình sẽ chẳng thể vượt qua những thử thách, vậy mà năm 30 tuổi nhìn lại thì mọi chuyện đã đâu vào đấy. Tự hỏi đến năm 40 tuổi khi ngoái đầu lại hiện tại thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn đều sẽ ổn cả thôi.

Quay trở lại với thực tại, khi có quá nhiều khủng hoảng hôn nhân và thách thức về chuyện con cái thì người phụ nữ ở độ tuổi này nên lựa chọn buông bỏ một điều gì đó hoặc là công việc hoặc là hôn nhân.

Vậy để không đánh mất điều gì trân quý, khiến bản thân phải hối hận, bạn hãy thử những gợi ý sau: 

Lên thứ tự ưu tiên cho cuộc sống

Khủng hoảng hôn nhân và con cái tuổi 30 là hậu quả của việc kỳ vọng quá nhiều vào chính bản thân, tham vọng hoàn thành xuất sắc cả vai trò một người vợ đảm đang, một người mẹ thương con và một người đồng nghiệp giỏi giang. Vậy nên khi một trong số những điều trên không như ý muốn, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản.

Tâm lý phụ nữ tuổi 30: Khủng hoảng hôn nhân và con cái 5

Tốt nhất ngay lúc này, hãy ưu tiên cho bản thân nghỉ ngơi và thả lỏng. Sau đó ưu tiên và giải quyết cho từng vấn đề mà mình đang đối mặt. Nhớ là từng vấn đề một. Đầu tiên có thể là nói chuyện thẳng thắn với chồng về những suy nghĩ hoặc vấn đề mình gặp phải để cùng nhau tìm ra cách giải quyết. Tiếp theo là giải quyết vấn đề tiền bạc…để sắp xếp của từng người.

Nhìn nhận lại bản thân

Bằng cách nhìn lại bản thân và điều gì mới thực sự là quan trọng nhất sẽ khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí, bạn sẽ nhận ra rằng khủng hoảng hôn nhân và con cái không quá nghiêm trọng như mình từng nghĩ.

Lúc này, bạn có thể cho chính mình một ngày thư giãn với tách cà phê ấm ở nơi xa xôi nào đó, du lịch với gia đình, tập luyện thể dục thể thao chẳng hạn. Lúc này cũng phải nhìn lại xem liệu mình có cần gắng sức khi quá mệt mỏi, cần làm điều mình không muốn, cần để ý lời phán xét chê bai hay không… Chỉ khi có thể vượt qua những cảm xúc, suy nghĩ  tiêu cực như vậy, bạn mới đủ sức để bảo vệ hôn nhân và con cái của mình.

Tâm lý phụ nữ tuổi 30: Khủng hoảng hôn nhân và con cái 6

Khủng hoảng hôn nhân và con cái ở tuổi 30 là điều người phụ nữ nào cũng phải trải qua để trưởng thành và chín chắn hơn từng ngày. Mỗi một ngày trôi qua, khi đối mặt với chính cảm xúc và suy nghĩ của mình sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Hy vọng những chia sẻ của Mẹ&Con có thể giúp bạn phần nào phấn chấn hơn và biết mình cần phải làm gì, bạn nhé! 

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?