Mẹ và Con - Những tranh cãi liên tục về tài chính có thể làm giảm mức độ hài lòng trong một mối quan hệ. Và không chỉ vậy, tiền bạc còn có nhiều tác động tâm lý khác đối với tình yêu và hôn nhân của bạn.

Bạn có biết rằng tiền có tác động tâm lý đối với các mối quan hệ? Là một công cụ, tiền rất quan trọng trong một mối quan hệ. Trên thực tế, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy những thách thức về tài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự tan vỡ trong tình yêu và hôn nhân.

Tiền có ảnh hưởng tới các mối quan hệ không?

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là “Có!”. Sự thật của vấn đề vẫn là bạn cần tiền để tồn tại. Bạn sẽ cần tiền để trả khoản thế chấp, thanh toán các hóa đơn tiện ích, ăn uống, đóng học phí và giải quyết nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Bạn luôn cần tiền để sống và hầu như hằng ngày bạn đều có những việc phải chi tiêu.

Vì thế, chắc chắn rằng tiền vẫn luôn là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ của bạn và tiền sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân, gia đình của bạn bằng một cách nào đó.

6 tác động tâm lý của tiền bạc tới các mối quan hệ và cách giải quyết

Sự thật là có mối liên hệ chặt chẽ giữa tiền bạc và các mối quan hệ. Vậy thì tác động tâm lý của tiền bạc đối với hôn nhân và tình yêu như thế nào? Tiền sẽ ảnh hưởng đến các cặp đôi ra sao?

Khủng hoảng tài chính

Khi cả hai chật vật trong việc không có kinh tế, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt tác động tâm lý của tài chính đối với hôn nhân của bạn. Khủng hoảng tài chính khiến bạn dè xẻn trong chi tiêu, không thể hẹn hò hay đi du lịch để hâm nóng mối quan hệ, luôn phải tính toán việc chi tiêu như thế nào,…. Một mối quan hệ chỉ có áp lực và căng thẳng, không còn chỗ cho sự lãng mạn, niềm vui và hạnh phúc thì tan vỡ gần như là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Để bảo vệ mối quan hệ của cả hai trước khủng hoảng tài chính, bạn và người ấy nên cùng nhau phát triển bản thân để có những khoản thu nhập tốt hơn từ công việc tốt hơn, có thể cố gắng tìm việc làm thêm ngoài giờ trong khoảng thời gian khó khăn,… Và điều quan trọng cả hai phải cùng chia sẻ với nhau trong giai đoạn khó khăn này.

tác động tâm lý trong hôn nhân

Những bí mật tài chính

Một tác động tâm lý khác của tiền bạc là việc một người không muốn chia sẻ với một nửa của mình về bức tranh toàn cảnh về tình trạng tài chính của bản thân. Điều này có thể hủy hoại mối quan hệ của bạn khi đối phương phát hiện ra. Họ sẽ cho rằng bạn không thành thật với họ hay không muốn họ bước vào cuộc sống của bạn.

Để tránh vấn đề này, lời khuyên cho bạn chính là hãy thành thật ngay từ đầu. Bạn có thể không cần liệt kê chi tiết mình có số tiền bao nhiêu, nhưng có thể đưa ra một khoảng mức nhất định. Chẳng hạn thay vì nói rằng bạn có 2 tỷ tiền tiết kiệm, bạn có thể cho người ấy biết bạn có một khoảng tiết kiệm vừa đủ cho những bất trắc, rủi ro trong tương lai.

Khoảng cách tài chính chênh lệch

Một điều đã trở nên quá phổ biến trong các mối quan hệ là sự dâng trào của những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra khi một người bắt đầu kiếm được nhiều tiền khi so sánh với mức lương của họ trước đây.

Khi bạn được thăng chức ở nơi làm việc, có được một công việc mới với mức lương cao hơn hoặc bắt đầu một công việc kinh doanh mới và đột nhiên kiếm được rất nhiều lợi nhuận, bạn mong muốn đối phương của mình sẽ vui mừng cho bạn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ không thể hạnh phúc trọn vẹn vì một chút ghen tị bắt đầu len lỏi vào? Đó có thể là một trong những tác động tâm lý của tiền bạc đối với các mối quan hệ.

Qua nhiều năm, khoa học đã chứng minh rằng một trong những nhu cầu tình cảm lớn nhất của mỗi con người là cảm thấy được những người mình yêu thương cần đến. Trở thành người chịu trách nhiệm về mặt tài chính trong một mối quan hệ có thể tạo ra tình huống mà bạn có thể bắt đầu cảm thấy như đối phương cần bạn.

Khi bạn đột nhiên trải qua một bước đột phá lớn và thấy mình có nhiều tiền hơn trước đây, một nửa của bạn có thể bắt đầu trải qua những cảm xúc mâu thuẫn liên quan đến tình trạng tài chính mới của bạn.

Ở thời điểm này, cần phải chỉ ra rằng cuộc chiến nội tâm mà người ấy của bạn có thể gặp phải là một trong những tác động tâm lý của tiền bạc. Điều đó không có nghĩa là đối phương không thích bạn hoặc không muốn điều tốt nhất cho bạn. Bạn cần phải xử lý tình huống này một cách khéo léo và khôn ngoan để tránh làm tổn thương mối quan hệ của mình.

6 tác động tâm lý của tiền bạc tới các mối quan hệ

Bước đầu tiên để tìm ra cách thoát khỏi tình huống này là hiểu lý do tại sao người ấy của bạn lại cảm thấy như vậy. Họ sợ rằng bạn sẽ thay đổi khi bạn có đủ tài chính? Họ sợ rằng bạn trở nên bận rộn hơn trước và không còn dành nhiều thời gian cho họ? Họ cảm thấy bất an vì đã cố gắng rất nhiều để cải thiện tình trạng tài chính của mình mà không có kết quả? Họ cho rằng bạn sẽ không cần họ nữa khi bạn trở nên giàu có hơn?

Giao tiếp hiệu quả sẽ vẫn là một công cụ mạnh mẽ mà bạn có thể triển khai để xử lý tình huống khó khăn này. Cho dù điều đó có thể trở nên khó chịu đến mức nào, hãy trò chuyện nghiêm túc với đối phương. Hãy trấn an họ về tình yêu và sự cam kết của bạn dành cho họ để đối phương không phải chịu những tác động tâm lý do tài chính gây ra.

Hãy cùng nhau đánh giá bản thân và đảm bảo rằng việc cải thiện tài chính sẽ giúp mối quan hệ giữa hai bạn trở nên tốt hơn. Bây giờ bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn có thể cân nhắc thực hiện thêm một số nghĩa vụ tài chính ở nhà để giảm bớt gánh nặng cho đối phương một chút. Nếu có thể, hãy cân nhắc việc giúp họ cải thiện tình hình tài chính.

Ngoài ra, để tránh đối phương phải chịu \tác động tâm lý do tchênh lệch tài chính, bạn cũng có thể khuyến khích người ấy nộp đơn xin việc với mức lương cao hơn, dạy đối phương những gì bạn biết về quản lý tài chính hoặc bạn có thể cân nhắc khuyến khích người ấy bắt đầu một công việc kinh doanh mới.

Một nửa của bạn sẽ buông bỏ những cảm xúc tiêu cực len lỏi vào do sự bất an khi họ thấy bạn đã nỗ lực hết sức để giúp họ trở nên tốt hơn về mặt tài chính .

Chia sẻ tài chính

Một số bất đồng lớn nhất có thể nảy sinh trong mối quan hệ của bạn cuối cùng có thể liên quan đến tiền bạc. Làm thế nào để bạn chia hóa đơn với đối tác của bạn? Ai sẽ chịu trách nhiệm về con cái, tiền vay ngân hàng, hóa đơn điện nước và chi phí sinh hoạt hàng ngày ở nhà?

Vậy tiền có tác động tâm lý đến các mối quan hệ như thế nào? Như trên, tiền có thể kiểm tra lòng tin, tình yêu và lòng trung thành của bạn dành cho đối phương.

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải ngồi xuống và nói về những kỳ vọng tài chính của mình từ người ấy, nếu không mối quan hệ của bạn có thể gặp phải những ảnh hưởng nguy hiểm về lâu dài. Để tránh việc vợ chồng cãi nhau vì tiền, hãy chia sẻ rõ ràng về các chi phí sinh hoạt và những khoản tiền chung để đưa ra sự thống nhất khi chung sống.

Tương lai và sự an toàn của đối phương

Cách một người quản lý tiền bạc có thể tác động trực tiếp đến kế hoạch và tham vọng của người kia. Ví dụ, khi một người liên tục đưa ra những quyết định tài chính tồi tệ và liên tục mắc nợ, đối phương có thể phải dọn dẹp những rắc rối về tài chính do người đó gây ra.

Đây cũng là một tác động tâm lý không hề nhỏ với những cặp đôi bởi một người có thể phải hy sinh nhiều hơn để có thể giúp đỡ một nửa của mình trong những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Chằng hạn như một người có thể phải từ bỏ tất cả số tiền tiết kiệm được để tiếp tục học tập hoặc mua một ngôi nhà lớn hơn chỉ để trả nợ cho vợ/chồng mình do cờ bạc, kinh doanh thua lỗ, đền bù các khoản hợp đồng,…

6 tác động tâm lý của tiền bạc tới các cặp đôi

Nhưng nếu bạn che giấu điều đó, khi đối phương phát hiện ra, họ sẽ mất lòng tin với bạn và mối quan hệ của hai người.  Điều này có thể gây căng thẳng đối với mối quan hệ của bạn, gây mất lòng tin giữa cả hai bên và khiến cho đối phương cân nhắc về việc gắn bó lâu dài với bạn.

Những khoản nợ và rắc rối tài chính của bạn sẽ gây tác động tâm lý của đối phương, khiến họ không còn muốn chung sống cùng bạn vì lo sợ việc tình trạng này sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Vì vậy, nếu bạn đang có những rắc rối tài chính, tốt nhất nên cho một nửa của bạn biết rõ khoản tiền và lý do vì sao bạn rơi vào những rắc rối này. Đừng quên cho đối phương biết dự định bạn sẽ làm gì để giải quyết các vấn đề tiền bạc này và cố gắng nỗ lực để xây dựng và nuôi dưỡng lòng tin của người ấy bạn nhé!

Sự khác biệt về cách chi tiêu và quản lý tài chính

Khi đánh giá chủ đề quản lý tiền bạc trong các mối quan hệ, thật dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về tính cách có thể gây căng thẳng cho những mối quan hệ vốn đẹp đẽ như thế nào. Vì thế, có thể nói đây chính là một trong những tác động tâm lý lớn mà tiền bạc ảnh hưởng đến các mối quan hệ.

Một người thích tiết kiệm khi chung sống cùng một người chi tiêu phóng khoáng sẽ cảm thấy khó chịu, và ngược lại. Chẳng hạn như khi bạn luôn tiết kiệm và cân nhắc mọi thứ kỹ lưỡng trước khi chi tiêu thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu ở bên một người một người thích chi tiêu và thấy không có gì sai khi sống một lối sống xa hoa, sử dụng đồ đắt tiền.

Cách duy nhất để giải quyết những khác biệt trong lối sống này để tránh các tác động tâm lý của tài chính đối với một mối quan hệ là có một cuộc trò chuyện không thể tránh khỏi về cách cả hai sẽ chi tiêu. Cả hai có thể thống nhất về cách dùng tiền cho những vấn đề chung và hạn chế can thiệp đến cách chi tiêu của đối phương trong cuộc sống riêng tư của họ.

Tiền bạc sẽ gây nên những tác động tâm lý với bạn và một nửa của mình. Nếu không giải quyết khéo léo, tài chính sẽ trở thành mồi lửa đốt cháy tình yêu và hôn nhân của bạn. 

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!