Mẹ&Con - Làm phụ nữ thật khổ, lúc mang thai phải kiêng cữ đủ điều để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Trải qua 9 tháng 10 ngày thai nghén, mang nặng các nàng lại phải đối diện với những cơn đau vật vã lúc chuyển dạ. Sinh con ra cũng một tay các nàng chăm sóc, nuôi dạy. Nửa ngày ở nhà chăm con làm tôi càng thấm thía hơn hơn nỗi vật vả, cực nhọc của vợ. Năm Bính Thân 2016: Sinh con tháng nào tốt nhất? Đừng để mất vợ mới biết trân trọng, chồng nhé! Luật Hôn nhân Gia đình 2014: Phụ nữ có nhiều 'quyền' hơn

Ngày vợ sinh con trai đầu lòng giống bố y hệt, tôi mừng lắm. Nhưng vì đặc thù công việc nên tôi phải đi sớm về muộn, ít có thời gian ở bên hai mẹ con. Vợ tôi sinh mổ nên sức khỏe hơi yếu, tuần đầu sau khi sinh cô ấy chỉ nằm một chỗ trên giường.

Ra tháng, tiếng khóc của cu Ben bắt đầu to và gào thét dữ dội hơn chứ không chỉ oe oe như trước. Đêm đó cả nhà đang say giấc nồng bỗng cu Ben khóc thét lên như bị ai đánh đòn, vợ quay qua nhìn chồng thều thào: “Chồng, dậy thay tã cho con đi. Chắc con tè dầm lạnh mông nên khóc đấy”. Cả ngày đi làm về mệt mỏi, vừa đặt lưng xuống giường thì bị sai vặt, sẵn cơn buồn ngủ tôi vặc lại vợ: “Cô dậy mà thay tã cho con, làm đàn bà có mỗi việc đẻ con, chăm con mà cũng không làm được? Để im cho tôi ngủ mai còn đi kiếm tiền”.

Nửa ngày ở nhà chăm con vất vả tôi mới thấm thía nỗi cực nhọc của vợ 5

Trước đây tôi luôn quan niệm con cái là việc của đàn bà – Ảnh minh họa

Sáng hôm sau thức giấc, tôi hốt hoảng khi thấy vợ ngồi tô son đánh phấn trước bàn trang điểm. Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của chồng, cô ấy đáp: “Kiếm tiền là việc làm vất vả, em thấy anh sáng đi sớm tối về trễ như vậy coi chừng ảnh hưởng tới sức khỏe đấy. Vợ chồng là phải đồng cam cộng khổ với nhau đúng không? Vậy thì từ nay em sẽ phụ anh lo kiếm tiền, rảnh rỗi rồi anh bớt chút thời gian ở nhà chơi với con nhé!”. Tôi còn chưa hết ngạc nhiên vì vợ vẫn còn đang trong thời gian nghỉ thai sản thì cô ấy đã bước chân ra cửa và leo lên taxi. “Thôi kệ, lâu lâu mới được ngủ nướng. Lát nhắn tin xin sếp nghỉ một hôm chắc không sao” – Tôi cười thầm trong bụng.

Thế nhưng vừa ngả lưng chưa đầy 5 phút, một lần nữa tôi lại hốt hoảng giật mình vì tiếng khóc thét của cu Ben. Tôi ẵm thằng bé vỗ về, nhìn đồng hồ bây giờ là 8 giờ sáng. Nghĩ chắc con đói nên khóc, vừa toan đặt thằng bé xuống giường đi pha sữa nó lại khóc ré lên. Loay hoay một lúc không biết làm thế nào tôi đành gọi điện cầu cứu thím Tư gần nhà. Thím Tư tới cho cu Ben ăn, dỗ cho cu Ben ngủ xong lại phải về nấu cơm trưa cho chồng. Vợ đi vắng, chỉ còn mình tôi ở nhà với đống tã bốc mùi cuối giường. Vừa giặt xong chậu quần áo, lau được cái nhà còn chưa kịp thở đã nghe tiếng cu Ben khóc, ói. Thế là không kịp đi vệ sinh tôi chạy vào ẵm con, nựng con mỏi cả miệng cho đến khi nó ngủ thiếp đi cũng là lúc tôi kiệt sức vì mệt nhoài.

Nửa ngày ở nhà chăm con vất vả tôi mới thấm thía nỗi cực nhọc của vợ 6

Tôi kiệt sức vì chăm con – Ảnh minh họa

11 giờ trưa, cái bụng đói meo, sôi sùng sục làm tôi tỉnh giấc. Nghĩ đến cảnh xuống bếp lúi húi nhặt rau, vo gạo, nấu cơm mà tôi phát ớn. Vừa đói vừa mệt, nhìn sang thấy cu Ben đang chuẩn bị cựa mình trong lòng tôi bỗng có cảm giác lo sợ. Tôi biết nói ra mọi người sẽ cười chê “làm bố mà lại sợ con”? Nhưng thực sự tôi mệt lắm, suốt từ sáng tới giờ phải làm bao nhiêu là việc: Trông con, pha sữa cho con, đóng bỉm, giặt tã, phơi đồ… Đang nằm một đống như con mèo ướt thì vợ về, trên tay xách theo hộp cơm bụi mà tới giờ tôi vẫn khẳng định đó là hộp cơm bụi ngon nhất trên đời. Tôi mừng quýnh, vội vàng xuống bếp ăn cơm. Lúc về phòng thấy vợ đang cho con bú, trong lòng tôi hạnh phúc ngập tràn. Nhìn thấy chồng đứng ngoài cửa, vợ ngọt ngào: “Nghỉ trưa em tranh thủ chạy về nhà cho con bú, bây giờ lại phải đi làm tiếp đây. Hai bố con ở nhà chơi với nhau nhé, chiều khoảng 4 giờ em sẽ ráng xin về sớm…”. Vợ chưa kịp nói hết câu mặt tôi đã méo xệch: “Vợ ơi, anh xin vợ đừng đi làm nữa. Vợ ở nhà chơi với cu Ben, cho cu Ben ăn, ru cu Ben ngủ… việc đi làm cứ để anh. Anh biết mình sai rồi, thật lòng anh xin lỗi vợ. Vợ đừng đi nhé, hôm nay mình cùng ở nhà chăm sóc cu Ben được không?”

Từ ngày yêu nhau, sau cái lần bị ông bà ngoại ngăn cản tôi phải quỳ xuống thề thốt, năn nỉ thì đây là lần thứ 2 thấy chồng hạ mình thế này nên vợ bật cười khanh khách, đồng ý ở nhà. Đợi lúc chồng hết “nhõng nhẽo”, vợ đáp tỉnh queo: “Thực ra em không đi làm, sáng giờ em chỉ qua nhà thím Tư chơi thôi. Vì muốn dạy cho chồng một “bài học” về tội coi thường phụ nữ nên em mới phải nói dối như vậy đấy!”.

Làm phụ nữ thật khổ, lúc mang thai phải kiêng cữ đủ điều để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Trải qua 9 tháng 10 ngày thai nghén, các nàng lại phải đối diện với những cơn đau vật vã lúc chuyển dạ. Sinh con ra cũng một tay các nàng chăm sóc, nuôi dạy. Nửa ngày ở nhà chăm con làm tôi càng thấm thía hơn hơn nỗi vật vả, cực nhọc của vợ. Mà đó là lúc con khỏe thôi nhé, nếu con bệnh là y như rằng lại phải thức thâu đêm ẵm bồng, túc trực… So với việc đi làm kiếm tiền của đàn ông thì tôi dám mạnh miệng khẳng định, việc ở nhà chăm con của các bà vợ còn gian nan vất vả gấp bội phần.

Nửa ngày ở nhà chăm con vất vả tôi mới thấm thía nỗi cực nhọc của vợ 7

Việc ở nhà chăm con của các bà vợ còn gian nan vất vả hơn bội phần – Ảnh minh họa

Sau nửa ngày trải nghiệm cuộc sống của một “ông bố bỉm sữa”, tôi càng cảm thấy yêu và nể phục vợ cũng như tất cả những người mẹ, người phụ nữ trên thế gian này. Họ đã hy sinh tuổi xuân, nhan sắc, sự nghiệp… hy sinh tất cả cho chồng cho con. Vì vậy, điều chúng ta cần làm là phải trân trọng, yêu thương người phụ nữ bên cạnh mình ngày càng nhiều cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, các ông bố nhé!

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?