Mẹ&Con - Vì lý do này, cô đổi chỗ con tôi xuống bàn thứ năm, ngồi cùng với một cháu mà theo tôi biết là học rất kém trong lớp, lại hay nói chuyện trong giờ học, hay đi học trễ, không làm bài tập… Tôi rất lo lắng vì chuyện này, nhưng hỏi con thì con bảo bạn rất dễ thương, con chơi với bạn rất vui!! Xin hỏi, tôi có nên xin chuyển lại chỗ ngồi của cháu không? Lo vì bé quá 'chăm ngoan' Để trẻ an toàn khi ngủ cùng bố mẹ Quan tâm như thế nào là đủ?

Con tôi 8 tuổi, đang học lớp 2. Từ nhỏ tới giờ cháu rất ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ. Khi cháu bắt đầu vào lớp 1, tôi cũng xin cô cho cháu ngồi ở bàn đầu tiên (khu vực tập trung toàn các bé ngoan) và cháu học rất tốt. Đầu lớp 2, cháu vẫn được ngồi bàn đầu, chung với bạn lớp phó và cả hai đứa vẫn chơi đùa với nhau, học hành cùng nhau khiến tôi rất yên tâm.

Tuy nhiên, tuần vừa rồi, tôi được biết cô giáo chủ nhiệm của lớp cháu quyết định thay đổi một số chỗ ngồi trong lớp. Theo tôi hiểu thì cô cho rằng việc chia lớp ra thành hai “khu vực” (những bàn trên tập trung toàn các cháu giỏi và ngoan, những bàn dưới cùng tập trung các cháu kém và hay nghịch phá) là không tốt. Cô muốn xen kẽ các cháu giỏi với các cháu kém hơn, các cháu ngoan với các cháu chưa ngoan để các bạn “kèm” nhau.

Vì lý do này, cô đổi chỗ con tôi xuống bàn thứ năm, ngồi cùng với một cháu mà theo tôi biết là học rất kém trong lớp, lại hay nói chuyện trong giờ học, hay đi học trễ, không làm bài tập… Tôi rất lo lắng vì chuyện này, nhưng hỏi con thì con bảo bạn rất dễ thương, con chơi với bạn rất vui!! Xin hỏi, tôi có nên xin chuyển lại chỗ ngồi của cháu không? Ngồi chung bàn với “bạn xấu” như vậy, tôi lo con bị lây những tật xấu của bạn, không còn ngoan ngoãn nữa…

P.Y.H

(Quận Tân Phú)

 Ngồi chung bàn với “bạn xấu”, sợ con không còn ngoan ngoãn nữa... 3

Với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên có định kiến “bạn xấu”, “cháu dở”, “cháu kém”… bạn ạ. Thực tế, các cháu như những trang giấy trắng, có thể chỉ bị ảnh hưởng một số “nếp” nào đấy từ điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, nhưng tất cả đều có thể chỉnh sửa được.

Tôi cho rằng cách làm của cô giáo chủ nhiệm lớp cháu đã làm là khá hay: Cho các cháu ngồi xen kẽ nhau, nhắc nhở nhau, cùng học với nhau, chơi đùa và mang những điểm tốt ảnh hưởng đến bạn, giúp bạn sửa đổi, tốt hơn…

Bạn không nên lo lắng trẻ “lây” tính xấu. Vì một khi cô giáo đã làm như vậy thì nghĩa là cô rất tin tưởng vào các cháu và đã có những biện pháp sư phạm để “kiểm soát” lớp học của mình. Trẻ nhỏ rất hồn nhiên, không hề có sự phân biệt. Bằng chứng là con bạn cũng đã cảm thấy thích thú khi cùng học, cùng chơi với bạn mới.

Lời khuyên duy nhất của tôi là bạn hãy gần gũi với con, luôn nhắc nhở con chăm chỉ học, ngoan ngoãn vâng lời cô và giúp đỡ bạn cùng học tốt như mình. Bạn đừng lo con sẽ học kém đi vì ngồi cạnh bạn đang học kém hơn. Hãy tin rằng với tình bạn của trẻ thơ, sự giúp đỡ của cô chủ nhiệm, hai đứa trẻ sẽ cùng ngoan, cùng học giỏi hơn.

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?