Cây trồng giếng trời không chỉ đóng vai trò cải thiện chất lượng không khí mà còn tô điểm cho ngôi nhà thêm phần xanh tươi và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, loại cây nào phù hợp để trồng trong nhà là điều không phải chủ nhà nào cũng nắm rõ. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tham khảo các chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Tổng hợp các cây trồng giếng trời hợp phong thủy phổ biến

Ưu điểm của loại cây trồng giếng trời đó là tạo nên khoảng không gian xanh mát, thoáng đãng cho toàn bộ ngôi nhà. Thiết kế phổ biến nhất của khu vực giếng trời sẽ bao gồm cây chủ đạo, cây tầng trung và tầng thấp.

Bố trí cây trồng giếng trời

Cây trồng giếng trời chủ đạo

Cây chủ đạo thường là cây thân gỗ, có kích thước lớn nhất, khi phát triển thì tán lá sẽ bao trùm toàn bộ không gian giếng trời. Bạn nên lựa chọn cây chủ đạo có khả năng thích nghi tốt, sống khỏe để tạo nên điểm nhìn xanh mát cho toàn bộ khu vực chức năng xung quanh. Một số loại cây trồng giếng trời được nhiều gia đình lựa chọn để làm cây chủ đạo là:

  • Cây lộc vừng: Lộc vừng thuộc bộ tứ “sanh, sung, tùng, lộc” – 1 trong 4 loại cây phong thủy được nhiều gia đình Việt lựa chọn. Loại cây này biểu thị sự may mắn, tài lộc và hưng thịnh cho gia chủ. Cây có thân thẳng, lá dày, hoa màu đỏ và có mùi thơm nhẹ nhàng.
  • Cây ngọc lan: Cây ngọc lan được chia thành 2 giống là ngọc lan hoa trắng và ngọc lan hoa vàng. Theo phong thủy, loài cây này mang đến nguồn năng lượng dịu nhẹ, tạo nên sự bình yên cho gia đình. Cây có tán lá xanh, dày đẹp, hoa có mùi thơm cực kỳ dễ chịu, sinh trưởng tốt trong nhà.
  • Cây đào tiên: Nhắc đến cây trồng giếng trời chắc chắn không thể bỏ qua đào tiên. Loại cây này có dáng thân đẹp, lá xanh đậm, quả tròn rất bắt mắt. Đào tiên là loại cây khá dễ trồng, không đòi hỏi nhiều ánh nắng mặt trời và rất dễ dàng sinh trưởng và phát triển.
  • Cây khế: Trồng một cây khế trong nhà, bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh yên bình của làng quê, tạo nên không gian thân thuộc của tuổi thơ. Tán khế xanh tươi quanh năm, ít rụng lá và cách chăm sóc khá đơn giản. Cây có hoa màu hồng tím bắt mắt, quả mọng nước thơm ngon.
  • Cây hoa ban: Đây là loại cây đặc trưng cho vùng Tây Bắc, nổi trội với khả năng sống khỏe, chịu được sự tấn công sâu bệnh và sự khắc nghiệt của thời tiết, không cần chăm sóc quá nhiều. Cây xanh mát quanh năm và nở hoa màu trắng hoặc hồng tím vào khoảng tháng 3, tháng 4.

cây trồng giếng trời nên chọn loại nào

Với những ngôi nhà có khu vực giếng trời nhỏ, diện tích hạn chế và không thể trồng các cây chủ đạo có thân gỗ lớn thì có thể tham khảo thêm các loài cây như ngũ gia bì, mộc lan, trúc quân tử… Những loại cây này dễ trồng, dễ sinh trưởng và cũng mang ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt.

Cây tầng trung

Đối với cây tầng nên lựa chọn những cây có độ cao vừa phải tạo nên sự hài hòa cho khu vực giếng trời. Có khá nhiều loại cây khác nhau để làm tầng trung mà bạn có thể tham khảo như đinh lăng, bạch mã hoàng tử, cau tiểu trâm… Lựa chọn loại cây nào phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu, sở thích của từng gia chủ.

Cây tầng thấp

Cây tầng thấp có tác dụng tô điểm cho toàn bộ khu vực giếng trời. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại cây có kích thước nhỏ, nhanh phát triển và dễ trồng như sen đá, lan ý, cây thuộc họ trầu, nhền nhện… Để mang đến sự hài hòa cho giếng trời, bạn nên trang trí kết hợp thêm hòn non bộ, tượng, sỏi đá,…

hình ảnh cây trồng giếng trời tầng trung

Lưu ý khi chăm sóc cây trồng giếng trời trong nhà

Cây trồng trong nhà quả thực là một lựa chọn tuyệt vời về cả phong thủy lẫn trang trí nhà cửa. Đa số cây chủ đạo được trồng ở giếng trời là cây thân gỗ có khả năng vươn cao qua các tầng. Tuy nhiên, để không gian giếng trời luôn thoáng đãng, cây trồng lúc nào cũng xanh tươi, bạn cần nắm rõ các lưu ý quan trọng dưới đây:

Cung cấp đủ ánh sáng cho cây

Mặc dù hầu hết các loại cây trồng giếng trời đều khá dễ trồng và phát triển nhanh, tuy nhiên, cây vẫn cần phải có ánh sáng tự nhiên để tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi thiết kế xây dựng giếng trời, bạn nên xác định loại cây mong muốn trồng để thuận tiện trong khi tính toán khoảng giếng trời hoặc thông tầng phù hợp. Điều này giúp đáp ứng đầy đủ điều kiện ánh sáng, không gian đảm bảo cho cây phát triển tốt.

cách chăm sóc cây trồng giếng trời

Dành thời gian chăm sóc

Cây trồng giếng trời không nên để mọc quá um tùm, rậm rạp mà bạn nên cắt tỉa cành lá thường xuyên. Điều này không chỉ giúp cây có tạo hình đẹp, phát triển ổn định mà còn tránh được sự tấn công của các loại côn trùng.

Tưới cây với lượng nước thích hợp

Trong khi tưới cây, bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới sao phù hợp. Hầu hết, các loại cây trồng giếng trời là cây thân gỗ, rễ bám sâu vào lòng đất. Nếu chỉ tưới đủ độ ẩm ở trên thì phần rễ sẽ bị khô và bạn cũng không nên tưới quá nhiều khiến cây bị thối rễ. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất bằng que hoặc sử dụng tay để để quyết định lượng nước tưới phù hợp.

cây trồng giếng trời bao lâu chăm sóc một lần

Bón phân hữu cơ cho cây

Tùy vào loại đất và cây trồng mà bạn cần xem xét thời gian bón phù hợp. Thông thường, việc bón phân sẽ diễn ra 3-4 tháng/lần và chỉ nên sử dụng phân hữu cơ thay vì phân hóa học để đảm bảo sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, phân hóa học có thể khiến cho cây phát triển tốt hơn nhưng vô tình khiến đất trồng bị chai.

Mong rằng những chia sẻ về cây trồng giếng trời trong nội dung hôm nay đã giúp bạn có thêm ý tưởng thiết kế không gian xanh cho ngôi nhà của mình. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên Tạp chí Mẹ và Con để cập nhật thêm các xu hướng trang trí nhà cửa và kiến tạo không gian sống của mình nhé.

Bài viết liên quan