Mẹ&Con – Nám da là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu, gây mất thẩm mỹ khiến bà bầu tự ti. Thế nhưng, việc trị nám da trong giai đoạn mang thai có thực sự cần thiết? Cùng Mẹ&Con tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Mách mẹ bí quyết ngăn ngừa và điều trị nám da hiệu quả Mẹo trị hết sạch nám da, tàn nhang sau 3 tuần Tăng cường đề kháng khi mang thai

Đa số phụ nữ mang thai thường xuất hiện các vết nám trên da và đây được xem là bệnh lành tính, không tác động gì đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Chúng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ: ba tháng đầu, ba tháng giữa, ba tháng cuối hoặc trong suốt cả thai kỳ và thường nám là do di truyền.

nám da cho mẹ bầu

Nám da ở mẹ bầu là hiện tượng sinh lý bình thường. (Ảnh minh họa)

Vậy tại sao khi mang thai, phụ nữ lại xuất hiện nám da? Nguyên nhân là do mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, nhất là sự thay đổi trong nội tiết tố khiến da chịu ảnh hưởng rõ rệt: xỉn màu, lỗ chân lông to, bóng nhờn vùng chữ T, nổi mụn, môi thâm và xuất hiện nám. Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi cùng sức đề kháng yếu cũng khiến làn da mỏng manh của mẹ dễ chịu tác động từ ánh nắng mặt trời hơn, kết quả là dẫn đến nám sạm.

Nám da là hiện tượng sinh lý bình thường, khó tránh khỏi. Chúng có thể biến mất ngay sau khi sinh mà không cần điều trị nhưng nó còn phụ thuộc vào cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng đến vấn đề này mà khiến bản thân và thai nhi bị ảnh hưởng về sức khỏe. Thường nám da sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Muốn hạn chế tình trạng nám da, mẹ có thể tham khảo một vài bí quyết sau đây:

– Trước tiên, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – kẻ thù lớn nhất của làn da, đặc biệt là vào khung giờ 10 giờ đến 15 giờ. Nếu phải đi ra ngoài, mẹ bầu nên chú ý che chắn kỹ và không quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.

– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lối sống điều độ, hạn chế lo lắng, căng thẳng cũng là cách phòng tránh nám da “ghé thăm”.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm có chứa chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá… là cách ngăn ngừa nám da từ bên trong khá hiệu quả.

– Thường xuyên tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga để tăng sức đề kháng, giúp tế bào da khỏe mạnh, cơ thể giải tỏa áp lực.

– Sử dụng các loại mặt nạ từ củ quả thiên nhiên như: khoai tây, cà chua, dưa leo… để hạn chế tình trạng nám da.

Mẹ bầu nên lưu ý rằng, việc muốn điều trị nám da bằng những phương pháp khác cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Bởi các phương pháp điều trị nám da không an toàn trong thời gian mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi đấy.

Tags:

Bài viết liên quan

bà bầu bị khô môi

“Giải cứu” cho đôi môi khô và nứt nẻ của bầu khi đông về

Mẹ&Con - Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và càng khổ sở hơn khi bờ môi quyến rũ ngày nào của mẹ đang bị khô và nứt nẻ không những gây khó chịu mà còn làm gương mặt mẹ bầu kém sắc. Mẹ&Con sẽ bật mí vài bí quyết nhỏ để đôi môi bầu luôn quyến rũ và tươi trẻ. Chì trong son môi có đáng lo? 7 xu hướng màu môi trong năm 2015 Bí quyết giữ son môi cả ngày không trôi