Mẹ&Con - Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị căng thẳng và lo lắng khi mang thai. Khoa học đã chứng minh căng thẳng và lo lắng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Những cách dưới đây sẽ giúp mẹ kiểm soát những lo lắng ấy. Bầu cần làm gì khi bị cúm? Bầu biết gì về tiền sản giật? “Bầu” tham gia lớp học tiền sản

Căng thẳng có ảnh hưởng đến bào thai?

Nguyên nhân bị căng thẳng khi mang thai có thể là do người mẹ quá lo lắng về sức khỏe của bản thân và sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, các yếu tố về áp lực công việc, áp lực về tài chính khi mang thai, sự thiếu quan tâm và sẻ chia của người chồng cũng khiến bầu dễ bị căng thẳng. Việc lo lắng, căng thẳng quá mức không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bào thai.

Triệu chứng phổ biến thường gặp ở bầu khi bị căng thẳng

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc thậm chí là thiếu ngủ.

– Đau đầu

– Đau dạ dày

– Tâm trạng bất an do lo lắng về thân hình thay đối, chế độ ăn uống và sức khỏe của bào thai.

– Khó tập trung

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai

Nói chuyện với chồng về những phiền toái đang gặp phải

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai 7Thường xuyên trò chuyện với chồng để giảm căng thẳng

Khi bạn quá căng thẳng và lo lắng về một vấn đề nào đó mà không có cách giải quyết, cách tốt nhất để tránh căng thẳng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và em bé là nên tìm cách chia sẻ với chồng hoặc những người bạn. Khi chia sẻ những lo lắng với người khác biết đầu bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích, từ đó giúp giải tỏa những muộn phiền mà bạn đang gặp phải.

Thường xuyên vận động và ăn uống hợp lý

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai 8Thiền rât tốt cho việc giải tỏa căng thẳng

Khi mang thai, bầu cần phải dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn. Vì lúc này, cùng lúc bạn phải nuôi sống hai cơ thể. Vì thế, ngoài việc quan tâm đến bản thân nhiều hơn bầu cần xây dựng chế độ ăn uống lành manh, uống nhiều nước và tăng thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng hoặc bạn có thể tham gia các lớp yoga dành riêng cho bầu. Thiền định cũng là liệu pháp giúp giảm căng thẳng và thư giãn rất hiệu quả cho bầu.

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai 9Nghe nhạc là liệu pháp thư giãn hiệu quả

Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế làm việc nhà và nên nhờ chống giúp đỡ làm việc nhà để có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Với công việc ở công ty bạn nên nhận ít dự án, hoặc làm ít việc hơn và nên thương lượng với cấp trên về thời gian làm việc và số lượng công việc để có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Những áp lực trong công việc là nguyên nhân khiến bầu dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Nghe nhạc, thiền, đọc sách, xem chương trình giải trí hài hước cũng là cách để bầu thư giãn rất tốt. Bên cạnh đó, khi căng thẳng bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với thảo dược cũng có tác dụng thư giãn rất tốt.

Ngoài ra, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, vào những ngày cuối tuần bạn có thể cùng chồng đi du lịch gần nhà, đi thẩm mỹ viện…

Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai 10Đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm

Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vẫn và giúp đỡ thêm để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo Netmums

Cách đối phó với căng thẳng khi mang thai 11

Tags:

Bài viết liên quan