Mẹ và Con - Da mặt bị ngứa khiến bạn vừa khó chịu lại vừa lo lắng? Đặc biệt là khi mang thai thì tình trạng này càng dễ xuất hiện. Phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?

Da mặt bị khô, ngứa là một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó chịu này. Hầu hết là do thay đổi hormone hoặc da bị dị ứng.

Nếu lo lắng da mặt bị ngứa phải làm sao thì trước hết bạn cần xác định chính xác nguyên nhân. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé thì bạn không nên tự ý điều trị bằng hóa chất, các biện pháp can thiệp sâu mà chưa có chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn nhé.

Nguyên nhân da mặt bị ngứa

  • Thay đổi hormone: Trong thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là hormone estrogen. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng lên da mặt. Trong đó không ít trường hợp da nổi mụn, sần sùi và ngứa.
  • Tăng lưu lượng máu: Trong những tháng đầu thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ tăng lên. Bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa râm ran khắp người, kể cả da mặt.
  • Da nhạy cảm hơn: Sự thay đổi hormone cũng làm cho bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường. Hương liệu, chất giặt tẩy, bụi bẩn, lông thú, sợi vải… có thể gây dị ứng và khiến da mặt bị ngứa. Đôi khi bạn còn có thể dị ứng với thực phẩm, mỹ phẩm dù trước khi mang thai vẫn sử dụng bình thường.
  • Thiếu nước: Cơ thể của bà bầu dễ bị mất nước do hệ bài tiết hoạt động mạnh hơn. Nếu không uống đủ nước mỗi ngày, da mặt sẽ bị khô ráp, kém mịn màng. Nặng hơn là da mặt bị ngứa, sần sùi.
  • Do stress, căng thẳng: Mang thai khiến tâm trạng thay đổi, chị em dễ bực bội, cáu gắt và căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới da mặt xấu đi, khô và có thể ngứa, rát.
  • Bệnh lý về da: Một số trường hợp hiếm gặp thì da mặt của bà bầu bị khô và ngứa có thể do bệnh lý. Các vấn đề có thể là viêm da dị ứng (eczema), viêm gan C hay cholestasis thai kỳ. Những căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nên cần được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa

Phân biệt da khô bình thường và da thiếu nước

Tình trạng da mặt bị ngứa do thiếu nước ở bà bầu rất phổ biến. Nhiều chị em có thể nhầm lẫn da khô với da thiếu nước do đó không kịp thời bổ sung nước.

Đặc biệt là khi chưa biết mình mang thai thì nguy cơ mẹ bầu thiếu nước càng cao. Đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận biết bạn thuộc dạng da khô hay đang thiếu nước:

  • Da khô: Da khô thường có bề mặt thô ráp không quá mịn màng, có thể sần sùi. Da khô dễ bị khô căng sau khi rửa mặt hoặc bong tróc khi gặp thời tiết lạnh. Da ít mụn nhưng nhanh lão hóa. Một đặc điểm quan trọng là da khô cũng khó hấp thu các sản phẩm dưỡng da. Vì thế, mẹ nên biết cách chăm sóc da khô đúng cách.
  • Da thiếu nước: Là một tình trạng của da chứ không phải một loại da. Điều quan trọng là bất kỳ loại da nào cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu nước. Ví dụ với da dầu thì mũi và trán có thể bóng dầu nhưng da mặt vẫn bong tróc. Biểu hiện của da bị thiếu nước là da xỉn màu, thiếu sức sống. Và đặc biệt, không như da khô, da thiếu nước sẽ hấp thụ các loại kem dưỡng ẩm rất nhanh.

Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?

Việc xác định nguyên nhân chính xác của triệu chứng da mặt bị ngứa, sần sùi rất quan trọng. Trước hết, mẹ có thể thử các biện pháp xử lý tại nhà như sau:

  • Đắp khăn ẩm: Đắp khăn ẩm, mát lên da sẽ giúp làm dịu vết ngứa. Bạn có thể dùng bông tẩy trang mỏng hoặc các loại mặt nạ giấy, thấm nước hoa hồng để lạnh và đắp lên mặt. Cách này vừa giúp giảm ngứa vừa giữ da không bị khô.
  • Thay đổi mỹ phẩm: Bạn có thể thử thay đổi mỹ phẩm đang sử dụng. Ưu tiên các loại mỹ phẩm cho bà bầu như những sản phẩm lành tính, không có nhiều bọt, hóa chất hay tẩy mạnh.
  • Uống nhiều nước và có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
  • Rửa mặt bằng nước mát: Bạn nên rửa mặt bằng nước mát để giữ ẩm cho da và tránh làm tổn thương da. Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây khô da và ngứa hơn. Bạn cũng nên tắm trong thời gian ngắn tránh làm mất độ ẩm tự nhiên của da.

giải pháp khi da mặt bị ngứa

Cần lưu ý, khi da mặt bị ngứa tuyệt đối không gãi, cào vì sẽ khiến tình trạng ngứa nặng hơn. Hơn nữa, nếu da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn.

Khi nào nên đi khám?

Trong giai đoạn mang thai chị em không nên tự ý dùng các loại hóa chất, thuốc, mẹo dân gian không rõ tác dụng. Nếu da mặt bị ngứa kèm các dấu hiệu sau bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp:

  • Da bị khô và ngứa kéo dài, không giảm thiểu sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về da như viêm da dị ứng, viêm gan C hay cholestasis thai kỳ.
  • Da bị ngứa kèm theo các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phát ban kéo dài hoặc bị loét.
  • Da bị khô và xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, mất ngủ, mắt vàng, tiêu chảy, buồn nôn: Điều này có thể là do mẹ bầu bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý về gan, thận, tuyến giáp…

da mặt bị ngứa do stress

Nhìn chung, nếu da mặt bị ngứa thì bà bầu nên tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng xử lý. Việc da mặt ngứa, sần sùi không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn có thể là chỉ báo cho các vấn đề sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì bạn đừng chủ quan mà hãy đi khám nếu cần nhé.

Bài viết liên quan

bà bầu bị khô môi

“Giải cứu” cho đôi môi khô và nứt nẻ của bầu khi đông về

Mẹ&Con - Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và càng khổ sở hơn khi bờ môi quyến rũ ngày nào của mẹ đang bị khô và nứt nẻ không những gây khó chịu mà còn làm gương mặt mẹ bầu kém sắc. Mẹ&Con sẽ bật mí vài bí quyết nhỏ để đôi môi bầu luôn quyến rũ và tươi trẻ. Chì trong son môi có đáng lo? 7 xu hướng màu môi trong năm 2015 Bí quyết giữ son môi cả ngày không trôi