Mẹ&Con - Quay sang vợ đang muối củ kiệu, chồng nói tỉnh bơ: “Mấy giỏ quà to và chai rượu vang em mang đi Tết ông bà nội ngoại, mấy giỏ quà nhỏ để chiều anh đem bán lại cho thím Thu tạp hóa đầu ngõ. Giá thị trường 500 ngàn, chắc mình bán rẻ cũng phải được 300 ngàn một giỏ. Còn vài bịch kẹo lẻ kia không bán được thôi để ở nhà, Tết ai đến chơi còn có cái mà tiếp!” 'Lời giải' nào là chính xác để cả hai cảm thấy hạnh phúc nhất? Luật Hôn nhân Gia đình 2014: Phụ nữ có nhiều 'quyền' hơn Khi vợ chồng chênh lệch về mọi mặt

Chồng là sếp một công ty lớn, lương tháng cả trăm triệu nhưng nói về độ ki bo thì đúng thật “hiếm có khó tìm”. Kết hôn được 5 năm, có với nhau 2 mặt con nhưng mẹ con tôi chưa bao giờ biết đến những bộ cánh thời trang, thưởng thức món ăn ở các nhà hàng… Chỉ còn gần chục ngày nữa là Tết nguyên đán. Năm nay cũng giống như mọi năm, cứ đến tầm này tôi lại thở dài ngao ngán…

Nếu không thân thiết, người ngoài nhìn vào ai cũng nghĩ số tôi “chuột sa chĩnh gạo” khi lấy được anh chồng vừa đàng hoàng, tử tế lại giỏi làm ăn… Thế nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, bao nhiêu ưu điểm ấy của anh cũng chẳng thể lấp đầy khuyết điểm quả thực quá kinh hoàng: Ki bo, kẹt xỉ.

Khốn khổ vì chồng ki bo

Khốn khổ vì chồng ki bo – Ảnh minh họa

Vì chồng là sếp nên cứ từ ngày 23 tháng chạp trở đi, nhân viên cấp dưới lại nô nức kéo nhau qua nhà biếu xén người thì phong bì, người giỏ quà, chai rượu vang… Năm đầu tiên anh lên chức, thấy trên bàn có nhiều đồ đạc con gái lơn reo lên sung sướng: “Ba mẹ ơi, nhà mình có nhiều bánh kẹo quá, năm nay nhà mình ăn Tết to hơn nhà em Bo”. Chồng ngồi đọc báo gần đó, thấy con nói vậy quay ra lườm một cái rõ dài: “Gớm, ăn nhiều kẹo vào rồi lại sâu răng”. Quay sang vợ đang muối củ kiệu, chồng nói tỉnh bơ: “Mấy giỏ quà to và chai rượu vang em mang đi Tết ông bà nội ngoại, mấy giỏ quà nhỏ để chiều anh đem bán lại cho thím Thu tạp hóa đầu ngõ. Giá thị trường 500 ngàn, chắc mình bán rẻ cũng phải được 300 ngàn một giỏ. Còn vài bịch kẹo lẻ kia không bán được thôi để ở nhà, Tết ai đến chơi còn có cái mà tiếp!”

Trước Tết cả tháng trời mấy chị em trong cơ quan đã bàn tính chuyện đi mua sắm ở đâu, trang phục nào đang là mốt… Nhìn bầy chim xanh đỏ tím vàng hót líu lo mà lòng tôi buồn rười rượi. Đàn bà con gái lấy chồng phải theo nhà chồng, quan niệm của anh là quanh năm suốt tháng làm việc mệt mỏi, Tết được nghỉ vài ngày tranh thủ ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe. Cũng chính vì lí do đó mà mẹ con tôi nào đâu được sắm sửa quần áo như người ta? “Quần áo tôi mặc cả chục năm chưa rách. Tết con Mai, thằng Hải phải ở nhà đợi khách tới chơi tới lấy tiền lì xì, có đi tới đâu đâu mà mẹ con cô phải sửa soạn?”

Phía sau lưng nhà tôi là nhà chú Tứ – em trai chồng, ba của cu Bo, bé Bí. Hồi nhỏ chú không may bị tai nạn, mất một chân nên giờ chỉ quanh quẩn ở nhà nuôi con gà, con vịt, trông coi ao cá… Nghèo khổ là vậy nhưng nhà chú thím lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Tết năm ngoái, chiều 28 chú Tứ bán được chục con gà cho người ta mới có tiền. Chú đưa tiền cho vợ, giục ra chợ mua vài bộ quần áo với mấy bịch hạt dưa mà tụi nhỏ thích ăn, không quên tặng hai đứa nhóc nhà tôi mỗi đứa một cái quần bò mới cứng. Đứng trên sân thượng nhìn lũ trẻ tung tăng cười đùa, chú thím thì hì hục bên nồi bánh chưng, thỉnh thoảng than đen dính trên mặt vợ làm chú phải đưa tay lên quệt nhẹ. Thấy bọn họ nhìn nhau tình cảm, đầy trìu mến tôi cũng bật cười. Hai anh em ruột, hai nhà sát vách mà cuộc sống lại khác xa nhau một trời một vực. Bóng chiều dần buông, nghe tiếng chồng quát con the thé dưới nhà tôi lén lau dòng nước mắt, vội vàng chạy xuống…

Tags:

Bài viết liên quan