Mẹ và Con - Nỗi sợ hãi về không gian hẹp có thể trở thành nỗi ám ảnh, cản trở khả năng hoạt động của bạn tại nơi làm việc, trường học hoặc các hoạt động hàng ngày khác. Ước tính có khoảng 10% dân số hiện nay mắc hội chứng sợ không gian hẹp này.

Người mắc hội chứng sợ không gian hẹp thường dễ cảm thấy hoang mang, sợ hãi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi,… khi phải ở trong những không gian kín, chật hẹp.

Bệnh hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Nếu bạn đã từng nghe đến cụm từ claustrophobia thì liệu đã bao giờ bạn thắc mắc claustrophobia là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hội chứng sợ không gian hẹp, tức tình trạng một người phản ứng dữ dội với những không gian nhỏ, chật hẹp hoặc những nơi đông người. Người mắc hội chứng này có thể cảm thấy rất lo lắng hoặc khó chịu khi ở một nơi chật hẹp, chẳng hạn như thang máy hoặc phòng đông người.

Một số người có triệu chứng sợ hãi khi ở trong tất cả các loại không gian kín. Tuy nhiên, một số người bị nhẹ hơn sẽ chỉ cảm thấy khó chịu khi ở những không gian quá nhỏ như máy MRI hay những căn phòng nhỏ không có cửa sổ như thang máy, nhà vệ sinh mà thôi. Đặc biệt, độ rộng hẹp của không gian và như thế nào được cho là không gian hẹp còn tùy theo quan điểm của người bệnh mà mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Và khi mắc hội chứng sợ không gian hẹp, bạn có thể sẽ có những biểu hiện vô cùng dữ dội. Nếu người khác không hiểu được thì cho rằng bạn đang có phản ứng thái quá.

Xem thêm: Giải mã hội chứng rối loạn nhân cách tránh né

hội chứng sợ không gian hẹp
Hội chứng sợ không gian hẹp

Nguyên nhân hội chứng sợ không gian hẹp

Cho đến hiện tại, vẫn chưa thể nói chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến hội chứng kỳ lạ này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì những tác nhân từ môi trường cũng như các sự kiện xảy ra trong quá khứ sẽ có ảnh hưởng lớn đến nỗi lo lắng của bạn. Chẳng hạn như một người có quá khứ bị nhốt trong phòng kín hoặc có ký ức đau buồn liên quan đến không gian hẹp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một yếu tố kích thích bệnh. Nếu ba mẹ hoặc các thành viên trong gia đình mắc bệnh này thì khả năng bạn gặp hội chứng sợ không gian hẹp cao hơn. Bên cạnh đó, việc chứng kiến những người xung quanh có nỗi sợ hãi với không gian kín cũng vô tình gây nên ám ảnh tâm lý cho trẻ nhỏ và sự ám ảnh này có thể kéo dài đến suốt đời.

Dấu hiệu hội chứng sợ không gian hẹp

Biểu hiện

Sự lo lắng của một người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có thể bao gồm từ biểu hiện lo lắng nhẹ đến một cơn hoảng loạn nghiêm trọng, khiến bạn run sợ, không thể tập trung làm bất cứ thứ gì. Một số dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ không gian hẹp dễ nhận thấy nhất bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Hoảng loạn
  • Cơ thể nóng bừng
  • Toát mồ hôi
  • Tay chân run rẩy, đứng không vững
  • Thở ngắn, thở gốc
  • Đau đầu, tức ngực, buồn nôn
  • Choáng váng
  • Ngất xỉu
  • Mất phương hướng

Người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc. Ngoài ra, còn có thể có một số biểu hiện khác như:

  • Không muốn đóng cửa khi đang ở trong phòng
  • Từ chối đi xe hơi nhỏ hoặc máy bay nhỏ
  • Tỏ ra sợ hãi việc đi thang máy, đặc biệt là khi trong thang máy có nhiều người
  • Không thể ngồi yên khi chụp MRI hoặc CT
  • Sợ hãi, nói năng run rẫy khi ở những nơi đông người

bệnh hội chứng sợ không gian hẹp

Những không gian, trường hợp kích thích hội chứng sợ không gian hẹp

Người sợ không gian hẹp có thể bị kích thích, có biểu hiện hoảng loạn nghiêm trọng trong một số tình huống như:

  • Ở trong phòng thay đồ
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Dùng cửa xoay siêu thị
  • Tham gia các cuộc họp, phỏng vấn kín
  • Đi vào đường hầm, hang động

Với mỗi người thì nhu cầu về độ rộng của không gian cũng sẽ khác nhau dẫn đến biểu hiện khác nhau. Có trường hợp hai người cùng mắc hội chứng sợ không gian hẹp nhưng một người cảm thấy bình thường khi ở trong phòng 5m2 còn có người lại cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Chẩn đoán và điều trị chứng sợ không gian hẹp như thế nào?

Chẩn đoán

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang có những dấu hiệu của hội chứng sợ không gian hẹp và các triệu chứng kéo dài, diễn ra với tần suất cao thì nên chủ động đi khám từ sớm. Điều này giúp bạn kiểm soát các phản ứng của mình khi ở trong không gian hẹp tốt hơn, hạn chế bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.

claustrophobia là gì

Để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin về các dấu hiệu đang gặp, tiền sử mắc các hội chứng sợ hãi và cho bạn làm các bài test hội chứng sợ không gian hẹp để cân nhắc các vấn đề:

  • Cảm giác sợ hãi của bạn có liên quan đến các chứng rối loạn khác hay không
  • Bạn có gặp những biến cố gì trong quá khứ không
  • Hội chứng sợ không gian hẹp ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt hằng ngày của bạn

Điều trị

Chứng sợ không gian hẹp có thể tự biến mất hoặc cần tới các phương pháp trị liệu để thuyên giảm các dấu hiệu bệnh. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh của bạn để tìm được cách điều trị phù hợp. Một số giải pháp điều trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:

  • Áp dụng liệu pháp nhận thức – hành vi để người bệnh chuyển hướng suy nghĩ, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực khi gặp tác nhân gây sợ hãi
  • Áp dụng liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý nhằm định hướng hành vi, xây dựng những niềm tin lành mạnh và những suy nghĩ tích cực.
  • Thư giãn và mường tượng để có thể thoát khỏi cảm xúc hoảng loạn khi bước vào không gian chật hẹp.
  • Tiếp xúc với tác nhân gây sợ để làm quen dần và thuyên giảm các biểu hiện khi gặp các tác nhân kích thích tâm lý.
  • Uống thuốc kê toa để người mắc hội chứng sợ không gian hẹp đỡ căng thẳng, sợ hãi hơn.

Xem thêm:

chứng sợ không gian hẹp

Kiểm soát nỗi sợ không gian hẹp

Nếu bạn mắc hội chứng sợ không gian hẹp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát cơn hoảng loạn, lo lắng của mình như sau:

  • Thở chậm và sâu.
  • Cố gắng dời sự chú ý của mình sang một vấn đề hoặc đồ vật khác.
  • Tự an ủi với bản thân rằng cơn hoảng loạn sẽ kết thúc nhanh chóng.
  • Áp dụng liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý, nói với bản thân rằng nỗi sợ của mình là vô lý.
  • Cố gắng nhớ đến những kỷ niệm vui vẻ, bình yên.

Hội chứng sợ không gian hẹp là một bệnh tâm lý và không có gì phải xấu hổ hay che giấu nếu mắc bệnh. Cứ đối mặt và tìm các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp để sớm vượt qua, bạn nhé!

Bài viết liên quan